Những nội dung cơ bản của QCDCCS quy định cho cấp xã, phƣờng, thị trấn

Một phần của tài liệu Vai trò của uỷ ban nhân dân xã trong việc tổ chức và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (Trang 41)

- Tiếp cận theo chủ nghĩa chức năng khi xem xét về vai trò, Ralph Linton coi vai trò nhƣ là những cách thức ứng xử đã đƣợc quy định sẵn và

4. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng Nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân trong thời kỳ đổi mới.

4.4 Những nội dung cơ bản của QCDCCS quy định cho cấp xã, phƣờng, thị trấn

phƣờng, thị trấn

Trong Chỉ thị 30/CT-TƢ của Bộ Chính trị, đặc biệt là Nghị định số 29/1998/NĐ-CP của Chính phủ đã thể hiện khá rõ quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về việc phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Những văn bản trên là bƣớc đột phá quan trọng trong quá trình thể chế hoá phƣơng châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Chỉ thị số 30/CT-TƢ của Bộ Chính trị xác định rõ: Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới. Trong đó khâu quan trọng và cấp bách trƣớc mắt là phát

huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp hiện thực hoá mọi chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, là nơi cần thực hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất. Chỉ thị cũng nêu rõ việc thực hiện QCDCCS cần quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau:

Một là đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ ”. Coi trọng cả ba mặt nói trên, không vì nhấn mạnh một mặt mà coi nhẹ, hạ thấp mặt khác.

Hai là vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lƣợng và hiệu lực hoạt động của Quốc hội, Hội dồng nhân dân các cấp, vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình.

Ba là phát huy dân chủ gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lƣợng và hiệu quả.

Bốn là các quy chế phát huy dân chủ ở cơ sở phải phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, thể hiện tinh thần dân chủ đi đôi với kỷ cƣơng, trật tự; quyền hạn gắn với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật.

* Thực hiện QCDCCS ở cấp xã với phƣơng châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Chính phủ đã thể chế hoá thành những nội dung cơ bản nhƣ sau:

Về những vấn đề dân biết, QCDCCS quy định có 14 loại việc quy đinh chính quyền cấp xã có trách nhiệm thông tin kịp thời và công khai để nhân dân được biết và thực hiện:

- Chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc

- Các quy định của Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng về thủ tục hành chính giải quyết các công việc liên quan đến dân.

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của xã. - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.

- Các Nghị quyết của HĐND và Quyết định của UBND xã, của cấp trên liên quan đến địa phƣơng.

- Dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm.

- Dự toán và quyết toán thu chi các quỹ, dự án, các khoản huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng của xã, thôn, ấp, bản và kết quả thực hiện.

- Các chƣơng trình, dự án do Nhà nƣớc, các tổ chức và cá nhân đầu tƣ, tài trợ trực tiếp cho xã.

- Chủ trƣơng, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo.

- Điều chỉnh địa giới hành chính xã và các đơn vị hành chính liên quan đến xã.

- Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ xã, thôn, làng, ấp, bản.

- Công tác văn hoá, xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội của xã.

Về những vấn đề dân bàn, QCDCCS quy định có 6 loại việc phải đưa ra nhân dân bàn và quyết định trực tiếp:

- Chủ trƣơng và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi công cộng (điện, đƣờng, trƣờng học, trạm xá, nghĩa trang, các công trình văn hoá, thể thao,...).

- Lập và thu, chi các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật.

- Xây dựng hƣơng ƣớc, quy ƣớc làng văn hoá, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự, bài trừ các hủ tục mê tín dị doan, các tệ nạn xã hội.

- Các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cƣ, thôn, ấp, làng, bản phù hợp với pháp luật Nhà nƣớc.

- Thành lập ban giám sát công trình xây dựng do dân đóng góp. - Tổ chức bảo vệ sản xuất kinh doanh.

Có 8 loại việc cần đưa ra nhân dân bàn và tham gia ý kiến, trước khi HĐND, UBND xã quyết định (hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định)

- Dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của xã, phƣơng án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất và phƣơng án phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.

- Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở địa phƣơng và việc quản lý, sử dụng có hiệu quả quỹ đất công ích ở địa phƣơng.

- Dự thảo quy hoạch khu dân cƣ và đề án định canh, định cƣ, vùng kinh tế mới. Kế hoạch và dự án huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng do xã quản lý.

- Dự thảo đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính xã, đề án chia, tách, thành lập thôn, làng, ấp, bản.

- Dự thảo kế hoạch triển khai các chƣơng trình quốc gia về y tế, nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng.

- Chủ trƣơng, phƣơng án đền bù giải phóng mặt bằng. - Giới thiệu ngƣời ứng cử đại biểu HĐND xã.

- Những việc khác mà HĐND và UBND xã thấy cần thiết.

Về những vấn đề dân kiểm tra, giám sát, QCDCCS quy định có 10 việc nhân dân được thực hiện giám sát, kiểm tra:

- Hoạt động của HĐND và UBND xã.

- Kết quả thực hiện nghị quyết của HĐND xã, của cán bộ UBND và cán bộ, công chức Nhà nƣớc hoạt động tại địa phƣơng.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. - Dự toán và quyết toán ngân sách xã.

- Kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình do nhân dân đóng góp xây dựng và các chƣơng trình dự án do Nhà nƣớc, các tổ chức và cá nhân đầu tƣ, tài trợ tiếp cho xã.

- Quản lý và sử dụng đất đai.

- Thu chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định Nhà nƣớc, các khoản đóng góp của nhân dân.

- Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng liên quan đến cán bộ xã.

- Việc thực hiện chế độc chính sách ƣu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thƣơng binh, gia đình liệt sĩ, những ngƣời và gia đình có công với nƣớc, chính sách bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội.

Có thể nói, nội dung quy chế dân chủ ở xã chính là sự thể chế hoá, cụ thể hoá những yêu cầu cơ bản quan trọng nhất quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Trong đó một mặt nâng cao chất lƣợng dân chủ đại diện; mặt khác thực hiện từng bƣớc chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Quy định rõ mỗi quan hệ giữa chính quyền xã, cán bộ xã với nhân dân, theo tinh thần là chính quyền và cán bộ xã phải thực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ của ngƣời công dân. Quy chế dân chủ còn có những quy định cụ thể nhằm phát huy tính tự quản trong khuôn khổ pháp luật của cộng đồng dân cƣ ở từng thôn, làng, bản, ấp; nêu rõ trách nhiệm và quyền làm chủ của ngƣời dân trong việc xây dựng, tổ chức cuộc sống thƣờng ngày trên địa bàn dân cƣ. Rõ ràng là Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị và quy chế dân chủ ở xã mở ra một bƣớc phát triển mới, trên cả bề rộng lẫn chiều sâu, trong quá trình xác định nền dân chủ ở nông thôn, mà việc thực hiện đầy đủ và thƣờng xuyên sẽ góp phần thúc đẩy xã hội nông thôn ngày càng đổi mới, giàu mạnh, văn minh, tiến bộ.

Một phần của tài liệu Vai trò của uỷ ban nhân dân xã trong việc tổ chức và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)