Vai trò của UBND xã trong việc thực hiện “Những vấn đề dân bàn bạc và tham gia quyết định”.

Một phần của tài liệu Vai trò của uỷ ban nhân dân xã trong việc tổ chức và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (Trang 88)

- Thứ tƣ, nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông qua hình thức trực tiếp: tức là từng ngƣời dân nêu tâm tƣ, nguyện vọng, nhu cầu của

3. Thực trạng tình hình thực hiện QCDCCS của UBND xã Kim Nỗ

3.2 Vai trò của UBND xã trong việc thực hiện “Những vấn đề dân bàn bạc và tham gia quyết định”.

bàn bạc và tham gia quyết định”.

Việc tham gia bàn bạc và tự quyết định những vấn đề của nhân dân hoặc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân phản ánh đƣợc bản chất tốt đẹp của Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc của dân, do nhân dân lao động làm chủ. Nhà nƣớc và chính quyền các cấp có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình, tham gia đầy đủ vào công việc quản lý của Nhà nƣớc. Nhân dân bàn bạc và quyết định là một trong những nội dung quan trọng của QCDCCS. Quy chế quy định cụ thể có 6 loại việc phải đƣa ra nhân dân để bàn bạc và quyết định, một mặt nó thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, mặt khác nó có tác dụng huy động mọi lực lƣợng trong nhân dân tham gia xây dựng Nhà nƣớc, xây dựng chính quyền.

Để tìm hiểu vấn đề này, cuộc khảo sát hƣớng tới so sánh sự chuyển biến về mức độ tham gia bàn bạc của ngƣời dân đối với những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống cuả họ giai đoạn trƣớc năm 1998 với giai đoạn sau khi triển khai QCDCCS về một số nội dung cơ bản. Kết quả khảo sát cho thấy: Với câu hỏi: so với trước năm 1998 đến nay nhân dân được bàn bạc, hỏi ý kiến nhiều hơn hay ít hơn. Các phương án trả lời được xắp xếp theo mức độ giảm dần nhằm đo sự chuyển biết từ tích cực đến tiêu cực. Trả lời câu hỏi này, trong tổng số ngƣời đƣợc hỏi có 13.6% cho rằng cho đến nay nhân dân đƣợc bàn bạc và hỏi ý kiến nhiều hơn trƣớc rất nhiều về những việc liên quan đến cuộc sống của nhân dân, có 17.6% trả lời nhiều hơn, 13.6% cho rằng vẫn thế không thay đổi, 9.5% trả lời ít hơn, 23.6% trả lời ít hơn trƣớc rất nhiều và có 22.1% trả lời không biết. Nhƣ vậy cho thấy mức dộ đánh giá tích cực, người dân được tham gia họp bàn nhiều hơn trước rất nhiều đang có xu hƣớng giảm dần xuống trạng thái tiêu cực là được họp bàn ít hơn trước rất

nhiều. Chỉ có 31.2% ngƣời đƣợc hỏi cảm nhận đƣợc về sự chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội từ sau khi triển khai QCDCCS về nội dung dân bàn, điều này nói lên rằng QCDCCS đã chƣa thực sự phát huy đƣợc vai trò làm chủ của nhân dân và UBND xã cũng chƣa làm tốt vai trò của mình trong việc huy động nhân dân tham gia xây dựng chính quyền.

Phân tích tƣơng quan về Giới tính, trình độ học vấn với mức độ tham gia bàn bạc của nhân dân hiện nay so với trƣớc năm 1998 sẽ chỉ rõ điều này:

Kết quả thu đƣợc (Bảng14 ) cho thấy ở Nam giới cũng có nhiều ý kiến khác nhau khi đánh giá vấn đề này, Các phƣơng án trả lời đƣợc xắp xếp theo cấp độ giảm dần mức độ chấp thuận từ cao xuống thấp.

Bảng 14. So với trước 1998, hiện nay nhân dân được bàn bạc thế nào

Nam

Bậc học cao nhất đã hoàn thành

K. B.chữ Cấp I Cấp II Cấp III Tr. Cấp CĐ-ĐH Nhiều hơn rất nhiều 0 8.3 25.0 58.3 8.3 0

Nhiều hơn 0 12.5 29.2 33.3 8.3 0 Vẫn thế, không đổi 0 5.9 23.5 41.2 23.5 5.9 ít hơn 0 20.0 50.0 20.0 10.0 0 ít hơn rất nhiều 6.5 19.4 19.4 51.6 3.2 0 Không biết 8.3 16.7 25.0 41.7 8.3 0 Trung bình 2.5 13.8 28.7 41 10.3 1

Nguồn: Số liệu Khảo sát của luận văn tháng 12/2003

Khi trả lời câu hỏi so với trƣớc năm 1998 thì hiện nay nhân dân đƣợc bàn bạc, hỏi ý kiến nhiều hơn hay ít hơn đối với những việc liên quan đến cuộc sống của nhân dân, tỉ lệ ở nhóm không biết chữ cho rằng đƣợc bàn bạc, hỏi ý kiến ít hơn rất nhiều chiếm 6.5% và có 8.3 % trả lời không biết. ở nhóm học vấn cấp I thì chỉ có 8.3% nhóm này trả lời nhiều hơn rất nhiều, 12.5% trả

lời nhiều hơn, 5.9% cho rằng vẫn thế, không thay đổi. Tỉ lệ trả lời ít hơn là 20.0%, ít hơn rất nhiều 19.4%, và trả lời không biết chiếm 16.7%. Đối với nhóm học vấn cấp II, tỉ lệ trả lời cao hơn nhóm học vấn cấp I, trung bình chiếm 28.7% trong đó có 25.0% trả lời nhiều hơn rất nhiều, 29.2% trả lời

nhiều hơn, 23.5% trả lời vẫn thế không có thay đổi, 50.0% trả lời ít hơn, 19.4% trả lời ít hơn rất nhiều và 25.0% trả lời không biết. Ở nhóm học vấn cấp III tỉ lệ trả lời cao hơn ở nhóm học vấn cấp II, trung bình chiếm 41.0% trong đó có 58.3% trả lời nhiều hơn rất nhiều, 33.3% trả lời nhiều hơn, 41.2% trả lời vẫn thế không có thay đổi, có 20.0% trả lời ít hơn, 51.6% trả lời ít hơn rất nhiều và 41.7% trả lời không biết. Ở nhóm học vấn cao đẳng, đại học và trung cấp tỉ lệ trả lời có xu hƣớng giảm dần theo trình độ, trung bình tỉ lệ trả lời ở trung cấp 10.1% còn ở bậc cao đẳng đại học là 1.0% trong nhóm học vấn trung cấp có 8.3 % trả lời nhiều hơn rất nhiều, 8.3 % trả lời nhiều hơn, 23.5% trả lời vẫn thế không có thay đổi, có 10.0 % trả lời ít hơn, 3.2% trả lời ít hơn rất nhiều và 8.3% trả lời không biết. còn ở bậc đại học cho rằng vẫn thế, không thay đổi chiếm 5.9%. Nhƣ vậy có thể thấy các ý kiến trả lời khác nhau ở Nam giới có tỉ lệ tăng dần theo trình độ học vấn, đánh giá mức độ chuyển biến cũng có xu hƣớng giảm dần từ cao xuống thấp.

Câu trả lời này dƣờng nhƣ đƣợc lặp lại ở Nữ giới, tỉ lệ trả lời ở nhóm không biết chữ với nhóm có học vấn cao đẳng, đại học và trung cấp rất thấp, tập trung vào nhóm có học vấn cấp I, cấp II và cấp III là chủ yếu. Các phƣơng án trả lời đƣợc đƣợc xắp xếp theo cấp độ giảm dần theo mức độ chấp thuận từ cao xuống thấp. Tỉ lệ các phƣơng án trả lời ở Nữ tăng dần theo trình độ học vấn. Phƣơng án trả lời đƣợc bàn bạc và hỏi ý kiến nhiều hơn trước rất nhiều ở nhóm không biết chữ là 6.7%, nhóm cấp I là 13.3%, nhóm cấp II là 40%, nhóm cấp III là 40% nhóm học vấn trung cấp, cao đẳng và đại học không lựa chọn phƣơng án này. Đối với phƣơng án trả lời nhiều hơn trước ở nhóm cấp I là 9.1%, cấp II là 54.5%, cấp III là 18.2%, trình độ trung cấp, cao đẳng và Đại

học là 9.1%. Nhóm không biết chữ không lựa chọn phƣơng án này. Phƣơng án trả lời vẫn thế, không có sự thay đổi so với trước ở nhóm học vấn cấp I chiếm 30.0%, cấp II là 50%, cấp III là 20.0%. Nhóm không biết chữ, nhóm có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học không lựa chọn phƣơng án này. Phƣơng án trả lời đƣợc bàn bạc ít hơn trƣớc cũng có xu hƣớng tăng dần theo trình độ học vấn trong đó ở nhóm không biết chữ chiếm 11.1%, nhóm học vấn cấp I là 33.3%, nhóm cấp II là 33.3%, nhóm cấp III là 22.2%. Lựa chọn phƣơng án trả lời ở cấp độ ít hơn rất nhiều so với trƣớc, nhóm học vấn cấp I chiếm tỉ lệ 12.5%, cấp II là 62.5, cấp III là 25.0%. tỉ lệ trả lời không biết ở nhóm không biết chữ là 10.0%, nhóm cấp I là15.0%, nhóm cấpII là 25.0%, nhóm cấp III là 50.0%, nhóm trung cấp, cao đẳng đại học không lựa chọn câu trả lời này.

Bảng 15: Tương quan giới, học vấn và So với trước 1998, hiện nay nhân dân được bàn bạc như thế nào

Nữ

Bậc học cao nhất đã hoàn thành

K. B.chữ Cấp I Cấp II Cấp III Tr. Cấp CĐ-ĐH

Nhiều hơn rất nhiều 6.7 13.3 40.0 40.0 0 0

Nhiều hơn 0 9.1 54.5 18.2 9.1 9.1 Vẫn thế, không đổi 0 30.0 50.0 20.0 0 0 ít hơn 11.1 33.3 33.3 22.2 0 0 ít hơn rất nhiều 0 12.5 62.5 25.0 0 0 Không biết 10 15.0 25.0 50.0 0 0 Trung bình 4.63 18.9 44.2 29.2 1.5 1.5

Nguồn: Số liệu Khảo sát của luận văn tháng 12/2003

Tóm lại từ những phân tích trên cho thấy học vấn có ảnh hƣởng rất lớn đến nhận thức và đánh giá về hiệu quả tác động của QCDCCS từ sau khi nó đƣợc ban hành ở cả hai giới, các cấp độ đánh giá tích cực ở cả Nam và Nữ có

xu hƣớng giảm dần, tỉ lệ trả lời ở các cấp độ đánh giá về QCDCCS có xu hƣớng tăng dần theo trình độ học vấn. Điều đặc biệt là tỉ lệ nhóm có học vấn cao là trung cấp, cao đẳng, đại học tham gia đánh giá về sự tác động của QCDCCS là rất thấp, ở Nam giới ý kiến đánh giá khác với Nữ giới. Vì vậy khi triển khai QCDCCS rất cần thiết chú ý đến những tác động này.

* Tìm hiểu về mức độ đƣợc tham gia các cuộc họp bàn hoặc biết đến các cuộc họp bàn do UBND xã tổ chức cho thấy:

Đối với cuộc họp bàn về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2003 chỉ có 11.0% tổng số ngƣời đƣợc hỏi đƣợc tham gia họp trực tiếp, 50.0% biết đến cuộc họp và có 39.0% không đƣợc tham gia, không biết đến cuộc họp trên

Đối với cuộc họp bàn về Quyết định các công trình XD của xã, thôn và mức đóng góp chỉ có 10.0% tổng số ngƣời đƣợc hỏi là đƣợc tham gia họp trực tiếp, 50.5% biết đến các cuộc họp và 39.5% không đƣợc tham gia, không biết đến cuộc họp

Đối với cuộc họp bàn về Thu chi các loại quỹ công của xã chỉ có 8.0% tổng số ngƣời đƣợc hỏi là đƣợc tham gia họp bàn trực tiếp, 46.0% biết đến các cuộc họp và có 46.6% không đƣợc tham gia, không biết đến các cuộc họp về nội dung trên

Đối với cuộc họp về Vay vốn tín dụng cho ngƣời nghèo chỉ có 12.0% tổng số ngƣời đƣợc hỏi đƣợc tham gia họp trực tiếp, có 47.5% biết đến cuộc họp và 40.5% không đƣợc tham gia, không biết đến các cuộc họp.

Đối với cuộc họp về Xây dựng hƣơng ƣớc, luật, lệ của xã, thôn có 21.5% tổng số ngƣời đƣợc hỏi đƣợc tham gia họp bàn trực tiếp, có 39.0% biết đến cuộc họp và 39.5% không đƣợc tham gia, không biết đến các cuộc họp

Đối với cuộc họp về Thành lập ban giám sát công trình xây dựng do dân đóng góp có 7.0% tổng số ngƣời đƣợc hỏi đƣợc tham gia họp trực tiếp,

44.5% biết đến cuộc họp và 48.5% không biết đến, không đƣợc tham gia họp bàn

Tổ chức bảo vệ trật tự an ninh của thôn, xã có 9.0% tổng số ngƣời đƣợc hỏi đƣợc tham gia họp bàn trực tiếp, 53.0% chỉ biết đến cuộc họp và có 38.0% không đƣợc tham gia, không biết đến cuộc họp.

Giải quyết các tranh chấp ở thôn và giữa các thôn có 9.0% tổng số ngƣời đƣợc hỏi đƣợc tham gia họp bàn trực tiếp, 51.0% biết đến cuộc họp và có 40.0% không biết đến, không đƣợc tham gia họp bàn.

Kết quả này cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đƣợc tham gia họp bàn trực tiếp hoặc biết đến nội dung các cuộc họp trên là còn thấp, tỉ lệ ngƣời dân không biết đến, không tham gia các cuộc họp còn cao, trong đó tỉ lệ ngƣời dân họp bàn trực tiếp các cuộc họp còn thấp phản ánh thực trạng việc tham gia vào công việc quản lý Nhà nƣớc, quản lý chính quyền của ngƣời dân. Nếu đem cộng tỉ lệ ngƣời dân tham gia họp bàn trực tiếp về các vấn đề liên quan đến cuộc sống của họ với tỉ lệ những ngƣời biết đến nội dung các cuộc họp đó

cho thấy tỉ lệ này là rất thấp.

So sánh tƣơng quan giới với mức độ tham gia họp và biết đến nội dung các cuộc họp sẽ giúp làm rõ hơn thực trạng này.

Kết quả tƣơng quan (Bảng 16) cho thấy việc tham gia họp bàn trực tiếp về những công việc liên quan đến cuộc sống ngƣời dân thƣờng tập trung vào Nam giới là chủ yếu, trung bình ở Nam giới chiếm 72.0% trong khi đó ở Nữ giới tỉ lệ này chỉ chiếm 28.0%. Tỉ lệ biết đến các cuộc họp trên ở Nam giới cũng cao hơn ở Nữ giới, trung bình ở Nam là 61.4% còn ở Nữ chỉ chiếm 38.6%. Tỉ lệ những ngƣời không đƣợc tham gia, không biết đến cuộc họp ở Nam và Nữ có sự chênh lệch không đáng kể, ở Nam giới tỉ lệ này là 53.6% còn ở Nữ chiếm 45.7%.

Mức độ đƣợc tham gia họp và biết đến cuộc họp cũng có sự khác nhau ở Nam giới và Nữ gới

Họp bàn về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở Nam có 63.6% đƣợc tham gia và 64.0% biết đến cuộc họp còn ở Nữ giới tỉ lệ này chỉ có 36.4% đựoc tham gia và 36.0% đƣợc biết đến.

Bảng 16: Tương quan giới với mức độ tham gia họp và biết đến nội dung các cuộc họp Nam Nữ Tham gia họp trực tiếp Biết đến cuộc họp Không đƣợc tham gia Tham gia họp trực tiếp Biết đến cuộc họp Không đƣợc tham gia

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 63.6 64.0 52.6 36.4 36.0 47.4 Quyết định các công trình xây dựng của xã, thôn và mức đóng góp 65.0 63.4 53.2 35.0 36.6 46.8

Thu chi các loại quỹ công của xã 75.0 58.7 57.6 25.0 41.3 42.4 Vay vốn tín dụng cho ngƣời nghèo 66.7 60.0 50.8 33.3 40.0 43.2 Xây dựng hƣơng ƣớc, luật, lệ của xã, thôn

Một phần của tài liệu Vai trò của uỷ ban nhân dân xã trong việc tổ chức và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)