BIẾT ĐẾN NỘI DUNG QCDCCS CỦA CHÍNH PHỦ ĐƢỢC ÁP DỤNG CHO CẤP XÃ

Một phần của tài liệu Vai trò của uỷ ban nhân dân xã trong việc tổ chức và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (Trang 64)

- Thứ tƣ, nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông qua hình thức trực tiếp: tức là từng ngƣời dân nêu tâm tƣ, nguyện vọng, nhu cầu của

3. Thực trạng tình hình thực hiện QCDCCS của UBND xã Kim Nỗ

BIẾT ĐẾN NỘI DUNG QCDCCS CỦA CHÍNH PHỦ ĐƢỢC ÁP DỤNG CHO CẤP XÃ

Thôn ngƣời đƣợc hỏi Nam% Nữ%

Không Không Thôn Bắc 48 52 28 72 Thôn Đoài 30.3 69.7 11.8 88.2 Thôn Đông 22.6 77.4 31.6 68.4 Thôn Thọ Đa 36.7 63.3 55 45 Trung bình tỉ lệ cột (%) 34.4 65.6 31.6 68.4

Nguồn: Số liệu Khảo sát của luận văn tháng 12/2003

Thôn Thọ đa tuy cách xa trung tâm xã nhƣng hệ thống Loa, đài phát thanh, bảng tin thôn, phòng họp dân cƣ khá đầy đủ và thuận tiện, tỉ lệ biết đến nội dung QCDCCS cũng khá cao ở Nam Giới chiếm 36.7 % còn ở nữ giới chiếm 55%. Thôn Đông và thôn Đoài, kết quả quan sát cho thấy các thôn này có vị trí xa trung tâm, các phƣơng tiện thông tin của xã kém, không có phòng họp dân, tỉ lệ biết đên nội dung QCDCCS là thấp hơn cả, thôn Đông ở Nam giới là 22.6%, ở Nữ giới là 31.6 % còn thôn Đoài Nam giới là 30.6%, ở nữ giới là 11.8%. So sánh tỉ lệ biết đến QCDCCS ở các thôn với tỉ lệ Nam và nữ biết đến quy chế này cho thấy mức độ quan tâm đến QCDCCS giữa các thôn và giữa các giới là khác nhau và tỉ lệ biết đến quy chế này còn rất thấp. Điều này chỉ ra rằng việc tuyên truyền phổ biến về QCDCCS của xã chƣa đạt đƣợc kết quả cao, QCDCCS chƣa thực sự là công cụ quản lý và xây dựng chính quyền của ngƣời dân.

Xem xét tƣơng quan giữa tuổi, giới tính và biết đến nội dung QCDCCS ở cấp xã sẽ lý giải rõ hơn vấn đề này:

Kết quả tƣơng quan (Bảng 4) cho thấy Nam giới ở độ tuổi 18 - 30 biết về nội dung quy chế DCCS là 31.8% thấp hơn rất nhiều so với Nữ giới cùng độ tuổi này (47.4%). Ở độ tuổi 31 - 55 Nữ giới vẫn chiếm ƣu thế hơn với tỷ lệ là 34% trong khi đó Nam giới biết đến QCDCCS chỉ có 28.6%.

Bảng 4: Tƣơng quan Giới, Tuổi và Biết đến nội dung QCDCCS Biết đến nội dung QCDCCS của chính phủ đƣợc áp dụng cho cấp xã

Tuổi ngƣời đƣợc hỏi Nam% Nữ%

Có biết Không Có biết Không

18-30 31.8 61.9 47.4 52.6

31-55 28.6 71.4 34 66

56-70 46.2 53.8 9.1 90.9

Trên 70 22.2 77.8 0 100

Trung bình tỉ lệ cột (%) 32.2 67.8 22.6 77.4

Nguồn: Số liệu Khảo sát của luận văn tháng 12/2003

Nhƣng ở độ tuổi 56 - 70 lại biểu hiện ngƣợc lại hoàn toàn, tỉ lệ Nam giới biết đến nội dung QCDCCS rất cao chiếm 46.2% trong khi đó ở Nữ tỉ lệ này chỉ có 9.1%. Điều này cho thấy phần lớn ở Nam giới những ngƣời đang trong độ tuổi lao động, sản xuất không quan tâm nhiều đến QCDCCS, những ngƣời ở độ tuổi 56 - 70, sức lao động đang giảm dần và chuyển từ lao động chính sang lao động phụ lại có sự quan tâm đến QCDCCS nhiều hơn song tỉ lệ này vẫn còn rất thấp chiếm 46%, có thể giải thích hiện tƣợng này thông qua những đặc trƣng về độ tuổi và truyền thống văn hoá: Nam giới ở độ tuổi lao động thƣờng dành thời gian cho công việc (mƣu sinh) nhiều hơn, họ đƣợc coi là trụ cột gia đình, khi về già, sức lao động giảm dần thì ngƣợc lại, họ dành nhiều thời gian để quan tâm đến công việc của của Làng, của xã và của dòng họ. Một đặc điểm văn hoá truyền thống nổi bật ở xã này là còn mang nặng sự phân biệt giới. Ở Nam giới dƣờng nhƣ đƣợc giải phóng khỏi các công việc gia đình và có nhiều thời gian hơn Nữ giới tham gia vào các hoạt động xã hội. Kết quả khảo sát cũng cho thấy những ngƣời sau độ tuổi lao động ở Nam giới

(trên 70 tuổi) biết đến QCDCCS là rất thấp 22.2%. Ngƣợc lại với ở Nữ giới trong độ tuổi lao động từ 18 - 55 mức độ quan tâm và biết đến QCDCCS là cao hơn cả, còn những ngƣời trong độ tuổi lao động giảm dần (56-70) chiếm tỉ lệ rất thấp đặc biệt là những ngƣời ngoài độ tuổi lao động thì hoàn toàn không biết đến nội dung của quy chế này.

So sánh sự khác nhau giữa Nam và Nữ ở các độ tuổi khác nhau biết về nội dung QCDCCS không những chỉ ra sự chênh lệch về mức độ quan tâm đến QCDCCS của hai giới này mà còn đánh giá đƣợc thái độ, nhận thức và mức độ tham gia của họ vào công việc quản lý Nhà nƣớc.

Bảng 5: Tương quan học vấn, giới tính với biết về nội dung QCDCCS.

Biết đến nội dung QCDCCS của chính phủ đƣợc áp dụng cho cấp xã

Học vấn ngƣời đƣợc hỏi Nam% Nữ%

Không Không Không biết chữ 50 50 25 75 Câp I 23.4 70.6 14.3 85.7 Cấp II 35.5 64.5 37.1 62.9 Cấp III 32 68 38.5 61.5 Trung cấp 18.2 81.8 0 100 Đại học 66.7 33.3 0 100 Trung bình tỉ lệ (%) 37.6 61.4 19.2 80.8

Nguồn: Số liệu Khảo sát của luận văn tháng 12/2003

Phân tích mối quan hệ về giới tính, trình độ học vấn và mức độ biết đến nội dung quy chế dân chủ cơ sở nhƣ ở trên cho thấy sự chênh lệch rất lớn về mức độ biết đến quy chế giữa hai giới. Nam giới tỉ lệ biết đến nội dung quy chế dân chủ tập trung vào nhóm có trình độ học vấn cao, bậc đại học chiếm 66.7% và nhóm không biết chữ chiếm 50%, còn tỉ lệ ở nhóm cấp I chỉ chiếm 23.4%, cấp II là 35.5%, cấp III là 32% đặc biệt nhóm có trình độ Trung cấp chỉ chiếm 18.2%. Nữ giới tỉ lệ này có sự khác biệt rõ rệt, mức độ biết nội dung QCDCCS chỉ tập trung ở nhóm có trình độ cấp III là 38.5% và nhóm có

trình độ cấp II là 37.1%, nhóm không biết chữ là 25% còn nhóm có học vấn cấp I chỉ chiếm 14.3%. Đặc biệt nhóm có học vấn cao là cao đẳng, đại học và trung cấp ở Nữ thì lại không quan tâm đến nội dung quy chế này.

Tóm lại qua nghiên cứu về thực trạng biết đến nội dung QCDCCS cho thấy số ngƣời biết đến nội dung QCDCCS còn rất thấp (dƣới mức trung bình). Các phân tích trên cũng chỉ ra có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thực trạng này mà biểu hiện thực tế là vai trò công tác tuyên truyền của UBND còn yếu kém và chƣa có hiệu quả. Các hình thức thông tin, tuyên truyền của UBND xã nhƣ thông qua họp thôn, họp xã, Loa đài, bảng tin thôn chƣa có tác dụng phổ biến, đặc biệt tỉ lệ ngƣời dân biết đến nội dung QCDCCS qua hình thức cán bộ xã, cán bộ thôn găp trực tiếp là rất thấp, điều này thể hiện mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân là lỏng lẻo.

Các vấn đề về Giới tính, tuổi, học vấn và đặc điểm ở các thôn có ảnh hưởng rất nhiều đến việc phổ biến tuyên truyền và thực hiện QCDCCS vì vậy khi triển khai QCDCCS cần phải chú ý tới những điều kiện này.

Căn cứ vào nội dung những công việc cần thông báo để nhân dân biết đƣợc quy định trong QCDCCS, cuộc khảo sát đã hƣớng tới tìm hiểu xem các nội dung trên đƣợc phổ biến đến ngƣời dân dƣới hình thức nào và nhân dân biết đến các nội dung trên đến đâu.

Mặc dù trong quá trình khảo sát chúng tôi đã rất chú ý đến các phƣơng tiện cơ bản mà UBND xã thƣờng dùng để tuyên truyền và phổ biến cho dân biết nhƣ thông qua loa đài, họp thôn, xã, bảng thông tin của thôn, xã, họp thôn, họp xã... song dƣờng nhƣ các phƣơng tiện này chỉ là hình thức, từ kết quả quan sát đƣợc cho thấy hệ thống các phƣơng tiện mà UBND xã sử dụng để tuyên truyền những chủ trƣơng, đƣờng lối đến ngƣời dân là rất yếu kém, cả 4 thôn đều có nhà văn hoá thôn, các nhà văn hoá này có diện tích khá rộng, đƣợc xây dựng trên một phần của sân kho HTX cũ, đây là một lợi thế của các xã nông nghiệp, lấy nhà kho cũ của HTX là phòng họp dân cƣ song các phòng

họp ở đây quá tồi tàn, cơ sở vật chất thiều thốn, không có loa Đài, bản tin, bàn ghế thiếu và mục, gãy thậm chí không có cả của sổ. Có 2/4 thôn có bảng thông tin chung nhƣng các bảng tin này không đạt yêu cầu vì để ở những nơi không thuận tiện, hoặc không đạt tiêu chuẩn của một bảng tin, hệ thống loa phát thanh ở một số thôn yếu kém đặc biệt là ở những thôn xa với trung tâm xã). Một đặc thù ở nông thôn mà dễ dàng có thể quan sát thấy là diện tích đất ở của mỗi gia đình rất lớn vì vậy việc xắp xếp vị trí của bảng tin thôn có ảnh hƣởng trực tiếp tới việc tiếp nhân thông tin của chính quyền. Kết quả thu đƣợc nhƣ bảng sau:

Bảng 6 Tƣơng quan giữa nội dung công việc cần thông báo để dân biết và các hình thức thông tin

Thực trạng phổ biến : Những việc cần thông báo để nhân dân biết Nội dung những việc

cân thông báo đẻ dân biết

Tỉ lệ% ngƣời trả lời biết đến các công việc của xã Biết đến (%) Họp Họp thôn Loa đài Cán bộ xã gặp trực tiếp Cán bộ thôn gặp trực tiếp Niêm yết tai Nguồn khác Nội dung QCDCCS ở cấp xã 33.0 14.0 16.0 20.0 0.5 1.0 0 4.0 Kế hoạch phát triển KT – XH của xã 22.5 10.0 15.5 13.0 0.5 0.5 0 1.5 Quy hoach sử dụng đất đai 52.5 16.5 26.0 34.0 2.0 1.0 0 7.0

Quyết toán thu chi ngân sách 15.5 7.0 9.5 10.0 0 0 0 1.0 Dự toán đóng góp xây dựng công trình phúc lợi 37.5 14 19.5 22 1.5 4.0 0.5 5.0 Chủ trƣơng vay vốn xoá đói, giảm nghèo

69 16.0 35.0 33.0 3.5 5.5 0.5 15.0

Kết quả thành tra, giải quyết khiếu kiện

Trung bình tỉ lệ (%) 35.1 11.6 18.8 19.8 1.2 1.8 0.2 5.1

Nguồn: Số liệu Khảo sát của luận văn tháng 12/2003

So sánh các hình thức thông tin của UBND xã đến ngƣời dân về các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt của họ cho thấy công tác tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng là rất yếu kém, các hình thức thông tin qua hệ thống loa, đài phát thanh, họp thôn dƣờng nhƣ là có hiệu quả hơn cả song những thông tin này đến đƣợc với ngƣời dân là rất ít, chỉ có 33.0 % tổng số ngƣời trả lời biết đến nội dung QCDCCS ở cấp xã dƣới các hình thức thông tin này, trong đó biết thông qua hình thức họp xã chiếm 14.0%, biết thông qua họp thôn là 16.0%, thông qua hệ thống Loa Đài phát thanh xã 20.0%, thông qua cán bộ xã gặp trực tiếp là 0.5%, thông qua cán bộ thôn gặp trực tiếp là 1.0% và từ nguồn khác là 4.0%. Trong quá trình khảo sát, tác giả luận văn sử dụng loại câu hỏi tuỳ chọn để thu thập thông tin vì vậy đã phát hiện ra một vấn đề đặc biệt là phần lớn các nội dung trên đều không đến đƣợc với ngƣời dân dƣới hình thức Bảng tin của thôn mặc dù UBND xã khẳng định các thôn đều có bảng tin. Các kết quả quan sát cho thấy chỉ có 2/4 thôn có bảng tin thôn còn có thể sử dụng đƣợc (mỗi thôn có 1 cái), số còn lại đã bị phá hỏng. Nhƣ vậy, ngày cả số lƣợng bảng tin trong một thôn cũng rất hạn chế và không thể đáp ứng nhu cầu thông tin của toàn thôn. Trung bình có 6.4% trả lời dƣới hình thức này.

Có 22.5% tổng số ngƣời trả lời biết đến kế hoạch phát triển KT - XH của xã trong đó biết thông qua hình thức họp xã chiếm 10.0%, biết thông qua họp thôn là 15.5%, thông qua hệ thống Loa Đài phát thanh xã 13.0%, thông qua cán bộ xã gặp trực tiếp là 0.5%, thông qua cán bộ thôn gặp trực tiếp là

0.5% và từ nguồn khác là 1.5%.

Có 52.5% tổng số ngƣời trả lời biết đến quy hoạch sử dụng đất đai trong đó biết thông qua hình thức họp xã chiếm 16.5%, biết thông qua họp thôn là 26.0%, thông qua hệ thống Loa Đài phát thanh xã 34.0%, thông qua cán

bộ xã gặp trực tiếp là 2.0%, thông qua cán bộ thôn gặp trực tiếp là 1.0% và từ nguồn khác là 7.0%.

Có 15.5 % tổng số ngƣời trả lời biết đến quyết toán thu chi ngân sách của xã trong đó biết thông qua hình thức họp xã chiếm 7.0%, biết thông qua họp thôn là 9.5%, thông qua hệ thống Loa Đài phát thanh xã 10.0 %, và từ nguồn khác là 1.0%.

Có 37.5% tổng số ngƣời trả lời biết đến dự toán đóng góp xây dựng công trình phúc lợi trong đó biết thông qua hình thức họp xã chiếm 14%, biết thông qua họp thôn là 19.5%, thông qua hệ thống Loa Đài phát thanh xã 22.0%, thông qua cán bộ xã gặp trực tiếp là 1.5%, thông qua cán bộ thôn gặp trực tiếp là 4.0%, thông qua niêm yết ở UBND xã là 0.5% và từ nguồn khác là 5.0%.

Có 69% tổng số ngƣời trả lời biết đến chủ trƣơng vay vốn xoá đói, giảm nghèo trong đó biết thông qua hình thức họp xã chiếm 16.0%, biết thông qua họp thôn là 35.0%, thông qua hệ thống Loa Đài phát thanh xã 33.0%, thông qua cán bộ xã gặp trực tiếp là 3.5%, thông qua cán bộ thôn gặp trực tiếp là 5.5%, thông qua niêm Yết tai UBND xã là 0.5% và từ nguồn khác là 15.0%.

Và chỉ có 15.5 % tổng số ngƣời trả lời biết đến kết quả thanh tra, giải quyết khiếu kiện trong đó biết thông qua hình thức họp xã chiếm 4.0%, biết thông qua họp thôn là 10.0%, thông qua hệ thống Loa Đài phát thanh xã 6.5%, thông qua cán bộ xã gặp trực tiếp là 0.5%, thông qua cán bộ thôn gặp trực tiếp là 0.5%, thông qua niêm yết tại UBND xã là 0.5% và từ nguồn khác là 2.5%.

Tóm lại thông qua việc xem xét tƣơng quan giữa những nội dung mà UBND xã cần thông báo để nhân dân đƣợc biết với các hình thức thông tin của UBND xã đến với ngƣời dân cho thấy thực trạng việc thực hiện những vấn đề dân biết còn yếu kém, vai trò thông tin của UBND xã mờ nhạt, các

hình thức thông tin đến ngƣời dân chƣa có hiệu quả cao. Vì vậy, để triển khai quy chế có hiệu quả cần phải thực hiện tốt công tác này.

* Về các quy định của Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng đối với các thủ tục hành chính giải quyết những công việc liên quan đến dân

Cuộc khảo sát hƣớng tới xem xét về sự hiểu biết của ngƣời dân đối với vai trò của các thành viên UBND xã thông các lĩnh vực mà họ đƣợc phân công, kết quả cho thấy có 19% ngƣời đƣợc hỏi trả lời là chỉ biết lĩnh vực đƣợc phân công của chủ tịch và phó chủ tịch, 24% biết đến công việc của một số thành viên UBND xã, 8.5% biết đến công việc của tất cả các thành viên UBND và tỉ lệ ngƣời trả lời không biết lĩnh vực công tác của các thành viên UBND xã chiếm tới 48.5 %. Những thông tin thu đƣợc cũng lý giải một phần nguyên nhân tại sao tỉ lệ ngƣời dân của xã này biết về lĩnh đƣợc phân công của các thành viên UBND xã lại thấp nhƣ vậy. Trong số 48.5% ngƣời không biết về các lĩnh vực đƣợc phân công của các thành viên UBND xã có 26,5% ngƣời trả lời vì không có việc gì phải tiếp xúc, 3% không tin tƣởng vào các thành viên này, có 12,5% trả lời do không biết hỏi ai, 1,5% với lý do sống xa trung tâm và các lý do khác chiếm 7%. Trong đó các nhóm giới tính và các nhóm trình độ khác nhau có mức độ biết các lĩnh vực công tác đƣợc phân công của các thành viên UBND xã là khác nhau, Nam giới thƣờng có mức độ quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn Nữ giới, những ngƣời có học vấn cao thì mức độ biết đến cao hơn những ngƣời có trình độ học vấn thấp

So sánh tƣơng quan giữa tỉ lệ Giới tính, học vấn và mức độ biết về lĩnh vực công tác của các thành viên UBND xã sẽ giải thích kỹ hơn về thực trạng của vấn đề này

Một phần của tài liệu Vai trò của uỷ ban nhân dân xã trong việc tổ chức và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)