Vai trò của UBND xã trong việc thực hiện "Những vấn đề cần thông báo để nhân dân biết"

Một phần của tài liệu Vai trò của uỷ ban nhân dân xã trong việc tổ chức và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (Trang 62)

- Thứ tƣ, nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông qua hình thức trực tiếp: tức là từng ngƣời dân nêu tâm tƣ, nguyện vọng, nhu cầu của

3. Thực trạng tình hình thực hiện QCDCCS của UBND xã Kim Nỗ

3.1 Vai trò của UBND xã trong việc thực hiện "Những vấn đề cần thông báo để nhân dân biết"

thông báo để nhân dân biết"

Nhƣ ở chƣơng 1 đã giới thiệu, QCDCCS là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc nhằm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. QC DCCS ở cấp xã quy định 14 công việc cụ thể mà chính quyền địa phƣơng cần thông báo để nhân dân biết. Việc thông báo những công việc quản lý của chính quyền cho nhân dân biết đã phản ánh đầy đủ quyền và trách nhiệm của ngƣời dân tham gia vào công việc quản lý của Nhà nƣớc, quản lý địa phƣơng, quản lý xã hội. Nó thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nƣớc, củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ. Từ việc cung cấp cho Dân biết sẽ làm cơ sở cho dân

bàn, dân quyết định và dân kiểm tra giám sát, nhƣ vậy nhiệm vụ thông tin cho dân biết đã trở thành nội dung hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN.

Để tìm hiểu tình hình thực hiện những công việc này trên thực tế, trƣớc hết chúng tôi đã đƣa ra câu hỏi nhằm tìm hiểu việc triển khai QCDCCS ở cấp xã đã đƣợc thực hiện nhƣ thế nào, cụ thể là nhân dân có biết đến QC DCCS không. Trả lời câu hỏi này có ý nghĩa quan trọng để tìm hiểu xem liệu QCDCCS đã thực sự trở thành công cụ cơ bản để ngƣời dân thực hiện quyền làm chủ của mình chƣa. Bởi vì chỉ trên cơ sở ngƣời dân biết đến những công việc cụ thể của chính quyền, ngƣời dân đƣợc bàn, đƣợc quyết định và đƣợc kiểm tra, giám sát thì quyền làm chủ của họ mới đƣợc đảm bảo. Kết quả thu đƣợc từ cuộc khảo sát cho thấy trong 200 ngƣời đƣợc hỏi chỉ có 66 ngƣời biết đến QCDCCS chiếm 33%, số không biết về nội dung của quy chế này là 134 ngƣời chiếm 67%. Cuộc khảo sát cũng hƣớng tới tìm hiểu vai trò của UBND xã trong việc tuyên truyền phổ biến quy chế DCCS cho thấy trong số 33% ngƣời biết đến nội dung của QCDCCS có 14% biết đến thông qua các cuộc họp xã, 16% thông qua họp thôn, 20% thông qua loa đài phát thanh, 2.5% thông qua bản tin của thôn, 0.5 % biết đến dƣới hình thức cán bộ xã gặp trực tiếp, 1% do cán bộ thôn gặp trực tiếp và biết từ nguồn khác chiếm 4%. Kết quả này sẽ biểu hiện rõ hơn khi đem so sánh tỉ lệ những ngƣời biết và không biết về QCDCCS với tỉ lệ ngƣời ở các thôn, các độ tuổi, học vấn và giới tính của họ. Việc so sánh cho thấy: tỉ lệ Nam giới có biết về QCDCCS lớn hơn Nữ giới, các thôn ở gần trung tâm có tỉ lệ biết đến QCDCCS cao hơn các thôn ở xa trung tâm xã, tuổi và trình độ học vấn (tăng dần) tỉ lệ thuận với tỉ lệ biết đến QCDCCS. Kết quả thu được như sau (Bảng 3).

Kết quả trên (Bảng 3) cho thấy tỉ lệ ngƣời dân biết đến QCDCCS là chƣa cao, tỉ lệ giữa Nam và Nữ có sự chênh lệch không đáng kể, trung bình ở Nam giới biết đến nội dung QCDCCS là 34.4% còn ở nữ giới tỉ lệ này là

31.6% nhƣng ở Nam và Nữ giữa các thôn có sự khác nhau rất lớn, kết hợp với kết quả quan sát ta thấy ở thôn Bắc có vị trí gần trung tâm xã hơn cả và tỉ lệ biết đến QCDCCS là cao nhất chiếm 48%, nhƣng nữ gới chỉ chiếm 28%.

Bảng 3. Tương quan về giới tính, thôn và biết đến nội dung QCDCCS

Một phần của tài liệu Vai trò của uỷ ban nhân dân xã trong việc tổ chức và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)