Một số quy định pháp luật về cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của UBND cấp xã

Một phần của tài liệu Vai trò của uỷ ban nhân dân xã trong việc tổ chức và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (Trang 53)

- Thứ tƣ, nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông qua hình thức trực tiếp: tức là từng ngƣời dân nêu tâm tƣ, nguyện vọng, nhu cầu của

7. Một số quy định pháp luật về cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của UBND cấp xã

có vai trò hết sức quan trọng.

7. Một số quy định pháp luật về cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của UBND cấp xã UBND cấp xã

Luật tổ chức HĐND và UBND quy định cụ thể việc tổ chức UBND cấp xã gồm “từ năm đến bảy thành viên, tuỳ thuộc vào đặc trƣng của từng khu vực địa lý trong đó Chủ tịch UBND xã là ngƣời lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. UBND xã chịu trách nhiệm về hoạt động trƣớc HĐND. Chủ tịch UBND phân công nhiệm vụ cho phó chủ tịch UBND và các thành viên khác của UBND, các thành viên này chịu trách nhiệm trƣớc Chủ tịch UBND và chịu trách nhiệm cá nhân trƣớc HĐND. Cơ cấu các thành viên cấp xã (phƣờng, thị trấn) đƣợc quy định cụ thể bao gồm có 1 chủ tịch, một phó chủ tịch và 5 Uỷ viên Uỷ ban” [16;204]. Các Uỷ viên Uỷ ban đƣợc phân công phụ trách từng lĩnh vực sau:

1. Chủ tịch phụ trách chung, kinh tế, đất đai

2. Phó chủ tịch phụ trách nội chính, trƣởng công an 3. Uỷ viên phụ trách về quân sự

4. Uỷ viên phụ trách về tài chính

5. Uỷ viên phụ trách về văn hoá, xã hội, thông tin 6. Uỷ viên phụ trách về giao thông, thuỷ lợi 7. Uỷ viên phụ trách về văn phòng

Trên thực tế việc tổ chức UBND cấp xã là rất phức tạp và đƣợc chuyên môn hoá thành các phòng, ban cụ thể, ví dụ nhƣ ban tƣ pháp, ban địa chính, dân số, gia đình... cùng với toàn bộ hệ thống chính trị cơ sở tham gia vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội ở địa phƣơng.

UBND cấp xã là cơ quan chấp hành có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo việc thi hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nƣớc cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp, cũng nhƣ ra quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. UBND cấp xã phối hợp với chủ tịch HĐND xã chuẩn bị nội dung các kỳ họp HĐND. Với tƣ cách là cơ quan chấp hành, dƣới sự lãnh đạo của Đảng uỷ cơ sở, UBND xã có nhiệm vụ tổ chức, triển khai nghị quyết của HĐND cùng cấp cũng nhƣ các văn bản quản lý của Nhà nƣớc ở đại phƣơng.

Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND cấp xã trong việc thực hiện quản lý Nhà nƣớc ở địa phƣơng bao gồm:

- Quản lý Nhà nƣớc ở địa phƣơng trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và môi trƣờng, thể dục thể thao, báo chí, phát thanh, truyền hình và các lĩnh vực xã hội khác. Quản lý Nhà nƣớc về đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng sản phẩm hàng hoá...

- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cấp trên, nghị quyết của HDND cùng cấp

- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, bảo vệ tính mạng, tự do nhân phẩm, danh dự, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

- Quản lý công tác tổ chức, biên chế lao động, tiền lƣơng, đào tạo đội ngũ viên chức Nhà nƣớc và cán bọ cấp xã, bảo hiểm xã hội theo sự phâp cấp của chính phủ

- Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở đại phƣơng theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, thực hiện việc thu chi ngân sách của đị phƣơng theo quy định của pháp luật. [27;121]

Nhƣ vậy từ những nhiệm vụ và quyền hạn của UBND cấp xã cho thấy UBND xã có vai trò vô cùng to lớn trong việc tổ chức và triển khai thực hiện QCDCCS, phát huy vai trò làm chủ chủa nhân dân, đƣa QCDCCS vào thực tiễn cuộc sống.

CHƢƠNG 2:

Một phần của tài liệu Vai trò của uỷ ban nhân dân xã trong việc tổ chức và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)