CÁC KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƠ TỰ DO 1975 – 2000

Một phần của tài liệu Thể thơ tự do trong thơ trữ tình Việt Nam 1975-2000 (Trang 32)

2.2.1. Diện mạo thơ tự do 1975 – 2000

Thơ tự do ở Việt Nam ra đời trong phong trào thơ Mới nhưng ở thời kì này nó chưa phải là hình thức phổ biến. Số lượng bài thơ sáng tác theo thể tự do còn ít, thậm chí có một số tác giả không sáng tác theo thể thơ này. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong cuốn

Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại đã khảo sát số lượng các bài thơ dựa trên 168 bài thơ được Hoài Thanh và Hoài Chân tuyển chọn trong cuốn Thi nhân Việt Nam như sau:

Thể thơ (chữ) 2 4 4 6 7 8 Lục bát Thất ngôn bát cú Tự do và hợp thể Số bài 1 1 15 0 68 41 25 9 8 Tỉ lệ 0,6% 0,6% 8,9% 0% 40,42% 24,4% 14,9% 5,4% 4,8%

Qua bảng thống kê trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy thể thơ được các nhà thơ Mới sử dụng nhiều đó là thể thơ 7 chữ, 8 chữ và lục bát. Đây là các thể thơ có nguồn gốc từ thơ ca dân tộc. Thơ tự do ở thời kì này được sử dụng ít, chỉ chiếm tỷ lệ 8/168 (4,8%) và hầu hết là những bài thơ hợp thể kết hợp câu thơ, khổ thơ của hai đến ba thể thơ khác nhau trong cùng một bài.

Sau năm 1945, các nhà thơ tiếp tục sử dụng một cách sáng tạo các thể thơ dân tộc. Bên cạnh đó, thơ tự do cũng phát triển mạnh mẽ. Nó dần trở thành một hình thức thơ chiếm ưu thế trên thi đàn trong việc thể hiện những biến động sâu sắc của đời sống. “Từ kháng chiến chống thực dân Pháp qua hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đến chống Mỹ cứu nước, tỷ lệ thơ tự do ngày càng tăng: 44% ở thơ ca kháng chiến 1946- 1954, 55% ở thơ đấu tranh thống nhất 1954-1964 và 58% ở thơ chống Mỹ cứu nước 1965 -1967”[37, 208]. Có thể khẳng định rằng, trong 30 năm chiến tranh, thơ tự do đã có những bước phát triển thần kì cả về số lượng và chất lượng. Nếu như ở thời kì kháng chiến chống Pháp, thơ tự do phát triển chủ yếu là ở dạng hợp thể và biến thể thì từ sau 1955, đặc biệt đến thời kì kháng chiến chống Mỹ thơ tự do chuyển mạnh sang phá thể. Dường như ở giai đoạn này các nhà thơ ai cũng tìm đến với thơ tự do như một hình thức hữu hiệu nhất trong khả năng phản ánh cuộc sống rộng mở, đang không ngừng đổi thay. Thơ tự do tràn vào tất cả các tập thơ, trở thành một người bạn đồng hành chung thuỷ trên bước đường sáng tác của mỗi người nghệ sĩ.

Như vậy, thơ tự do từ chỗ còn xa lạ, mới mẻ với đội ngũ sáng tác cũng như công chúng ở giai đoạn 1932 – 1945 đã dần tiến tới hình thức chủ đạo, chiếm ưu thế trong ba mươi năm chiến tranh gian khổ mà oai hùng của dân tộc. Đó cũng chính là bước đệm để đến giai đoạn 1975 -2000, thơ tự do khẳng định vững chắc hơn nữa vị trí của mình. Hai mươi lăm năm sau khi đất nước thống nhất, cuộc sống xã hội có nhiều đổi thay, con người trong xã hội ấy cũng có những biến động tâm lý phức tạp. “Cuộc đời như nhà ga, bao nhiêu điều ngẫu nhiên, bao nhiêu xao động, có kẻ lỡ tàu, có người nhầm chuyến, bao số phận may rủi buồn vui ngược xuôi...”(Trước cửa nhà ga – Bế Kiến Quốc). Hơn bao giờ hết, trong lúc này thơ tự do phát huy vai trò của nó. Với khả năng mở rộng dung lượng phản ánh, không bị gò bó trong những khuôn mẫu chật hẹp, thơ tự do đã thực sự mang lại cho đời sống văn học cái nhìn toàn diện, chân thực hơn về đời sống xã hội và thế giới tâm hồn con người. Trên cơ sở tư liệu 1144 bài thơ trong

Tuyển tập thơ Việt Nam 1975-2000 qua khảo sát, chúng tôi thấy có 645 bài được viết theo thể tự do (chiếm 56%). Trong 556 tác giả được tuyển chọn đưa vào 3 tập thơ thì có đến 361 tác giả có sáng tác là thơ tự do (chiếm 65%). Đặc biệt hơn, có những tác giả toàn bộ số thơ được tuyển chọn đều là thơ tự do như: Ý Nhi (5 bài), Văn Cao (3 bài), Chính Hữu (5 bài),... Những con số thống kê trên phản ánh một hiện thực trong văn học Việt Nam giai đoạn này, đó là các nhà thơ đã và đang khẳng định sức sống, vai trò và sự phát triển của thơ tự do, coi đây là phương tiện hữu hiệu để biểu đạt thế giới cảm xúc đa chiều và thế giới hiện thực đa thanh, phức tạp. Tìm đến với hình thức thơ tự do như một xu thế tất yếu của thời đại xã hội có nhiều biến động đổi thay nhưng mỗi người nghệ sĩ lại có hướng đi riêng, có sự sáng tạo riêng. Chính vì thế thơ tự do có sự phát triển vượt bậc để dần đi tới sự hoàn thiện, gây hứng thú cho đông đảo công chúng yêu thơ.

Có thể lấy lời nhận xét sau đây của tác giả Nguyễn Văn Hạnh, để khái quát về diện mạo thơ tự do giai đoạn này: “Một cách tổng quát, có thể thấy thơ Việt Nam sau 1975 vừa tiếp tục truyền thống, thành tựu thơ thời kì trước đó (1945 -1975), vừa có ý thức vượt qua nó, mạnh dạn và kiên trì đi tìm những nội dung mới, hình thức mới, một

ngôn ngữ thơ mới, phù hợp với những nhu cầu tư tưởng thẩm mỹ mới của cuộc sống. Thơ thời kì này phong phú, đa dạng hơn, phóng khoáng, năng nổ hơn về đề tài và chủ đề, về phong cách, giọng điệu, về thể thơ, về ngôn ngữ thơ”[26, 8].

2.2.2. Khuynh hướng tiếp nối thơ tự do truyền thống.

Với khuynh hướng này, chúng ta bắt gặp lại một số các gương mặt thơ quen thuộc từ những thập kỉ trước như: Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Văn Cao, Chính Hữu, Thu Bồn, Thanh Thảo, Bằng Việt, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phạm Tiến Duật...

Từ những thể nghiệm bước đầu trong phong trào thơ Mới, thơ tự do đã có bước phát triển vượt bậc trong nền thơ kháng chiến 1945 – 1975 với ba dạng thức tiêu biểu: hợp thể, biến thể và phá thể. Sau 1975, một số các tác giả trưởng thành từ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vẫn tiếp tục khẳng định thơ tự do theo hình thức này.

chín con rồng chầu ra cửa biển mẹ vớt bèo toàn gặp rắn liu điu giờ khôn lớn và con chợt hiểu

qua đồng bằng lòng mẹ hoá phì nhiêu ...

Anh qua Cửu Long giang cầu em chưa kịp bắc

nhưng có sao đâu thế hệ ta sẽ bắc ta cứ qua phà để nhớ lục bình trôi

(Qua Cửu Long giang – Thu Bồn)

Người đẹp đến giờ hấp hối

Quay mặt vào tường không muốn ai xem Nhan sắc đã bị sói mòn, lở lói

Hết cõi ngày rồi, sắp cõi đêm

(Người đẹp đến giờ hấp hối – Huy Cận)

Người đàn bà đi ra đường

Gió mùa xuân choàng qua vai thiếu phụ Người đàn bà nói một câu rất nhỏ Chỉ để mình nghe

Chỉ để gió nghe...

Tưởng như chẳng có gì hối tiếc Hoa cỏ vô tư nở dưới chân mình Tưởng như chẳng có gì khó nhọc Từng bước nàng lướt nhẹ thinh không

(Người đàn bà mặc áo choàng đen – Lâm Thị Mỹ Dạ) Trên đây là những ví dụ điển hình về bài thơ được sáng tác theo hình thức hợp thể – “vận dụng nhiều thể cách luật xen lẫn nhau theo từng câu, từng đoạn, mà không theo một quy luật nhất định nào”[55, 415]. Ở những bài thơ trên ta thấy có sự phối hợp một cách linh hoạt các thể thơ dài ngắn khác nhau (4, 5, 6, 7, 8, 9 chữ). Như thế, một mặt tránh được sự đơn điệu, lợi dụng khả năng từng thể thơ diễn tả cái phức tạp biến hoá của đối tượng; mặt khác, vẫn có sự thuần thục, mềm mại của các hình thức thơ đã qua thử thách. Đồng thời, những sắc thái tình cảm trong bài thơ được thể hiện với nhiều màu vẻ, giọng điệu cũng biến đổi linh hoạt hơn.

Dạng thức thứ hai mang tính chất truyền thống cũng không kém phần phổ biến, mang lại hiệu quả nghệ thuật cao trong thơ tự do là biến thể. Xét về tính chất tự do, dạng thức này tự do hoá cao hơn hình thức hợp thể một chút. Cũng vẫn mang cốt cách và âm hưởng của thơ truyền thống như 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ nhưng nó đã

biến cải đi ít nhiều. Với hình thức này, đòi hỏi người đọc phải thật tinh ý trong tiếp nhận, tinh tế trong cảm thụ mới có thể nhận ra.

Sang xuân hoa cải ở lại vàng tươi

Gió thổi chập chờn, bướm mơn không khí Ôi cái đất miền Nam, đất mầm, đất nhụy Tôi thích làm cây cải bên sông Ba (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ô! Trên đôi cánh huy hoàng của con chim phượng hoàng chiến thắng Phải chi tôi bắt chước được Khuất Nguyên cưỡi phượng qua đèo Dắt cầu vồng móng cụt cũng bay theo

Đặng nói nỗi hân hoan ngang tầm đất nước

(Tôi muốn đi thăm tất cả miền Nam – Xuân Diệu)

Trong đoạn thơ này nhà thơ phải sử dụng những câu thơ trải dài 12, 13 tiếng mang hình dáng của câu thơ văn xuôi mới có thể diễn tả được đầy đủ, trọn vẹn niềm hân hoan, vui sướng và hết sức tự hào trước miền Nam – mảnh đất bao la, rộng lớn mang hùng khí ngang tầm đất nước. Những câu thơ trải dài đã khắc họa được dòng chảy cảm xúc của tác giả. Mặc dù vậy, người đọc vẫn nhận ra thể thơ nguyên bản của nó là thể thơ 8 chữ dựa vào âm điệu đều đều và số lượng các câu thơ 8 chữ trong cả bài thơ. Đây là dạng biến thể tăng thêm số lượng âm tiết trong một câu thơ nhằm diễn tả cảm xúc trào dâng mãnh liệt. Với dạng thức này, câu thơ trở nên mềm dẻo, co dãn linh hoạt. Từ đó, toàn bộ bài thơ có một cấu trúc hình thức mới lạ nhưng bản chất của nó vẫn xuất phát từ các thể thơ truyền thống quen thuộc.

Dạng thức thứ ba – phá thể cũng là dạng thức được các nhà thơ theo khuynh hướng truyền thống sử dụng phổ biến. Đây là hình thức thơ phá bỏ mọi âm luật, vần điệu để tạo nên một cấu trúc mới hoàn toàn. Xét về mức độ, lối phá thể này tự do hóa triệt để hơn cả so với hai hình thức hợp thể và biến thể. Vì thế, nó cũng là lối thơ phát huy cá tính sáng tạo của nhà thơ nhiều nhất. Vẫn tiếp nối các hình thức phá thể trong nền thơ kháng chiến, các nhà thơ từng một thời lửa đạn chiến tranh cũng tìm ra các hình thức phá thể tiêu biểu như: kéo dài bài thơ theo chiều dọc, kéo dài bài thơ theo chiều ngang tạo nên một kiểu thơ gần giống văn xuôi hoặc lối cấu trúc câu thơ bậc thang. Tiêu biểu như những bài thơ: Giọt trời (Nguyễn Duy), Nguyệt thực (Phạm Tiến Duật), Thời gian (Văn Cao)...Qua khảo sát Tuyển tập thơ 1945 – 1975, chúng tôi nhận thấy thơ phá thể chỉ có 17 bài (9,1%) trên tổng số gần 50% thơ tự do. Tỉ lệ này ít hơn nhiều so với hình thức thơ hợp thể 33 bài (17,7%) và biến thể 41 bài (22%). Nhưng sang đến giai đoạn 1975- 2000, thơ phá thể được sử dụng phổ biến hơn. Nó không chỉ được các nhà thơ lớp trước ưa dùng mà lớp các nhà thơ trẻ cũng không quên khẳng định cá tính sáng tạo ở dạng thức này. Các kiểu phá thể như trên chúng tôi đã khẳng định sẽ được người viết làm rõ hơn ở phần sau của luận văn.

Mặc dù tiếp nối thơ tự do truyền thống nhưng ở một thời đại mới – cuộc sống vận động không ngừng, con người cũng biến chuyển liên tục cho phù hợp, thơ tự do cũng đã ít nhiều khác trước. Chiến tranh đã qua đi, dường như đã có một độ lùi cần thiết để các nhà thơ suy ngẫm, chiêm nghiệm về quá khứ, hiện tại. Người ta không còn thấy những dòng thơ tự do sôi nổi, ào ạt đầy khí thế trong những ngày ra trận nữa mà lắng lại trong những cảm nhận về cuộc đời, con người. Từ hiện tại ngược dòng về quá khứ, Nguyễn Đình Thi nhắc nhủ mình:

Ta không quên

Giọt nước mắt người rơi xa vắng Ta không quên

Những nẻo đường khuya sớm

Bấy nhiêu măn gió bụi chiến trường Mưa nắng lăn mình trong lửa

(Mùa xuân)

Những dòng thơ lắng đọng hơn, da diết hơn, nhắc chủ mình nhưng cũng là lời nhắn thầm đến cả một thế hệ, một đất nước. Tâm thế của con người chi phối, quyết định giọng điệu, âm hưởng thơ.

Có những hình thức câu thơ kéo dài, tăng lượng âm tiết nhưng không phải để tăng sức chứa thông tin hiện thực mà là để dồn nén một nỗi đau lớn, một nỗi mất mát đến không cùng:

Và có thể là

sáng mai bừng mắt ra

mẹ sẽ nhận về tay mình một tờ giấy như nhiều bà mẹ ở làng

tờ giấy mỏng manh nhưng lại nặng hơn nghìn tấn bom trút xuống tuổi già

(Trần Đăng Khoa)

Cảm hứng chiêm nghiệm, suy ngẫm về quá khứ, về cái được – mất, hay – dở, tốt – xấu... của một đời người chi phối thi pháp biểu hiện của nhiều nhà thơ, đặc biệt rõ nhất là trường hợp Chế Lan Viên. Tập Di cảo thơ của ông phần lớn là thơ tự do nhưng những bài thơ đều ngắn lại, câu chữ ít hơn, dòng thơ không kéo dài như trước. Đó là những vần thơ hướng nội, lắng sâu, chắt lọc lấy những chiêm nghiệm, suy tư. Nghịch lý thay, con người đã đi qua ba biến thiên của thời đại, đi gần hết cả cuộc đời mình mà đến lúc này vẫn còn loay hoay tìm đường:

Nửa thế kỉ tôi loay hoay Kề miệng vực

Leo lên các đỉnh tinh thần Chất ngất

Theo các con đường ngoắt nghéo chữ chi Gẫy gập

Mà đâu được gì? Nhà thơ thấm thía một nỗi xót xa: Mẹ đâu biết cho rằng

Hoa tôi hái trên trời Cũng chính là nước mắt Dưới xa kia

(Tìm đường)

Giọng thơ không còn cái hào sảng vang ngân của thời trước mà trầm xuống, lắng lại như những lời độc thoại nội tâm mang dư vị đắng đót, thâm trầm. Loay hoay tìm đường, cuối cùng nhà thơ cũng nhận ra chỗ đứng đích thực của mình:

Cho tôi về với cành lau Vàng vọ

Về với con trâu nghé ngọ Có cặp sừng bỡ ngỡ

(Cờ lau Đinh Bộ Lĩnh)

Từ một nhà thơ mang tầm vóc dân tộc và thời đại “vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy”, giờ đây, nhà thơ tự hạ mình “tôi chỉ là nhà thơ cưỡi trâu”. Chính điểm nhìn, chỗ đứng ấy đã quy định giọng điệu, lời thơ: giọng điệu trầm tĩnh, xót xa, lời thơ dồn nén, sâu lắng. Những dòng thơ, câu thơ tự do không còn điệp trùng, bề thế, hình ảnh thơ cũng giảm đi sự bay bổng, phóng khoáng, chỉ còn vần thơ nén đọng của một tâm trạng cô đơn, bất lực. Đó cũng là tâm thế chung của nhiều nhà thơ cách mạng khi ánh hào quang sử thi đã phai nhạt dần, nhu cầu thức tỉnh cá nhân được đặt lên trên hết, và điều đó ảnh hưởng đáng kể đến thi pháp thơ tự do. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, thơ tự do sau 1975 phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, đã có những tìm tòi, đổi mới làm phong phú thêm cho các cách biểu đạt của hình thức thơ, đặng chuyển tải được tốt nhất những yêu cầu nội dung của thơ. Nhưng trên diện bao quát, khuynh hướng thơ trên về cơ bản vẫn nằm trong thi pháp của thơ kháng chiến, chưa có những cách tân đáng kể về mặt nghệ thuật thơ.

2.2.3 Khuynh hướng đổi mới thơ tự do theo hướng hiện đại chủ nghĩa

“Thơ hiện đại là nỗi khát khao tự nhận thức triệt để con người hiện đại. Nó đòi ghi hình trực tiếp diễn biến vật lộn sinh thành trong bóng tối của bản ngã, đề cao, tuân thủ tuyệt đối hóa mục đích sáng tạo ngôn ngữ của thơ, muốn tạo nghĩa mới cho con chữ, muốn sống lại sự trinh nguyên của con âm để cho ngòi bút dẫn dắt bởi một lực dấu mặt, khiến đồng hiện bên nhau những mảnh vụn thực tại xa cách về không gian, thời gian, giống như trong giấc mơ hòa tấu những ngôn ngữ của trí tuệ, tình cảm, trực giác, tiềm thức, tâm linh”[6, 123].

Từ phong trào thơ Mới 1932 – 1945, cái tôi cá nhân, cá thể trỗi dậy mạnh mẽ và

Một phần của tài liệu Thể thơ tự do trong thơ trữ tình Việt Nam 1975-2000 (Trang 32)