Nhịp điệu trùng điệp

Một phần của tài liệu Thể thơ tự do trong thơ trữ tình Việt Nam 1975-2000 (Trang 56)

Nhịp điệu trùng điệp là kiểu tổ chức nhịp điệu có sự lặp, trùng nhiều lần một cách ngắt nhịp, một yếu tố hay một dáng điệu, một đường nét âm thanh nào đó.

“Rơi lại phía sau là nắng vàng

rơi lại phía sau là mùa xuân dịu ngọt rơi lại phía sau là cơn khát”

(Hư ảo – P.N Thường Đoan)

“Rời con trâu tuổi thơ Rời cánh diều tuổi thơ Rời bài ca tuổi thơ Mi đi biệt xứ!”

(Vắng bạn – Võ Văn Trực)

Đây là kiểu tổ chức nhịp điệu dựa trên mô hình trùng lặp mà cơ sở xuất phát là từ các phép điệp từ, điệp ngữ, điệp kiểu câu, phép liệt kê. Kiểu nhịp điệu này vốn dĩ rất được ưa dùng trong những áng sử thi có tính chất cảm xúc mãnh liệt, say sưa, dồi dào, mạch thơ như dài ra tuôn trào bất tận. Với thể thơ tự do, nó lại càng phát huy tác dụng trong việc diễn tả dòng chảy cảm xúc tự nhiên, không gò bó.

Mô hình nhịp điệu trùng điệp này có thể được tổ chức dưới nhiều cách thức khác nhau. Có khi là một hoặc một tổ hợp âm tiết được nhắc đi nhắc lại trong các nhịp. Và đây là tổ chức nòng cốt phổ biến nhất trong nhịp điệu trùng điệp của thơ tự do.

Dường như đang đồng vọng bên trời Có người khóc gọi:

Tình nhân ơi!/ Tình nhân ơi!/

Ai đã xa ai/ chỉ còn lại gió/ Ai đã lìa ai/ chỉ còn lại cây/

(Thơ chiều – Trần Hoà Bình)

Cũng kiểu tổ chức nhịp điệu trùng điệp này nhưng các từ hoặc tổ hợp từ có thể lặp lại xen kẽ :

Thân xác/ đang tàn lụi/

Xin mong/ mãi mãi trẻ tâm hồn/ Thân xác/ sẽ hoá thành tro bụi/

Xin mong/ người đời nhớ mãi ảnh hình ta/

(Xin mong – Phạm Đình Ân)

Một kiểu khác cũng tạo nên nhịp điệu trùng điệp, đó là một điệp khúc được nhấn đi nhấn lại tạo nên nhịp điệu cho toàn tác phẩm:

Có buổi chiều nào như chiều xưa Anh về trên cát nóng

...

Có buổi chiều nào như chiều qua Lòng tràn đầy thương mến

...

Có buổi chiều nào như chiều nay Căn phòng anh bóng tối dâng đầy...

(Dạ khúc – Hoàng Phủ Ngọc Tường) Hoặc:

Tôi đi trên đường đầy bụi Thành phố của tôi

...

Tôi đi trên đường đầy rơm đồng quê cựa quậy

...

Tôi đi, hàng cây xanh

những nhà thơ uống bia và chửi tục ...

Tôi đi, tiếng còi hú dẹp đường xe đi họp lao như tia chớp ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi đi, những thằng bé lau nhau chạy long đường bán vé số...

(Tôi đi trên đường – Phan Huyền Thư)

Bằng những cách khác nhau, các nhà thơ đã tạo nên tính nhạc cho câu thơ của mình nhờ nhịp điệu trùng điệp. Mỗi câu thơ ấy đọc lên kèm theo âm điệu du dương trầm bổng của nhiều điệp khúc không chỉ khiến bài thơ dễ thuộc, dễ nhớ mà còn góp phần đắc lực trong việc biểu hiện thế giới cảm xúc đang trào dâng qua đầu ngọn bút từ tâm hồn thi nhân.

Một phần của tài liệu Thể thơ tự do trong thơ trữ tình Việt Nam 1975-2000 (Trang 56)