Cấu trúc hình thức bài thơ

Một phần của tài liệu Thể thơ tự do trong thơ trữ tình Việt Nam 1975-2000 (Trang 60)

Theo nhiều nhà nghiên cứu, trong ý thức của nhiều nhà thơ cổ điển, bài thơ là một cấu trúc khép kín mang tính lớp lang, trật tự cao. Đặc điểm này gắn bó mật thiết với quan niệm của con người trung đại về bản chất thế giới như một cái gì đó đã hoàn kết, có giá trị bất biến, con người và vũ trụ tồn tại trong tương quan chặt chẽ với nhau. Mô hình chặt chẽ với những quy ước nghiêm ngặt về đăng đối, niêm luật, chức năng của từng liên thơ... là ví dụ rõ nét cho tính khép kín, hoàn chỉnh tự thân của cấu trúc thơ cổ điển (Theo ý kiến của Trần Đình Sử – Những thế giới nghệ thuật thơ). Không bị bó hẹp trong cấu trúc ngôn từ chặt chẽ, ổn đinh, bất biến như thơ cách luật; cấu trúc văn bản ngôn từ thơ tự do mở rộng và phóng khoáng hơn nhiều. Bài thơ không quy định về số câu, số chữ, có thể hai câu cũng thành một bài nhưng cũng có thể kéo dài thành một trường thiên. Cấu trúc bài thơ luôn có xu hướng vận động theo dòng cảm

xúc của tác giả. Vì thế, mỗi bài thơ tự do của mỗi tác giả khác nhau thậm chí nhiều bài thơ tự do của cùng một tác giả luôn có cấu trúc hình thức văn bản ngôn từ khác xa nhau, hoàn toàn không lặp lại.

Kiểu cấu trúc hình thức bài thơ thường gặp nhất trong thơ tự do sau 1975 nói riêng và trong thơ ca nói chung là hình thức bài thơ chia theo khổ. Đây là hình thức cấu trúc bài thơ mang tính truyền thống và chiếm số lượng lớn. Tuy nhiên, những bài thơ tự do được chia theo khổ này vẫn mang tính hiện đại ở chỗ: các tác giả đã không chỉ sử dụng hình thức cách dòng để phân biệt các khổ như trước mà còn sử dụng dấu chấm (.) hoặc dấu hoa thị (*) để ngăn cách giữa các khổ. Trong trường hợp bài thơ bao gồm nhiều khổ và có nhiều câu thơ kéo dài thì đây là hình thức giúp người đọc phân biệt khổ thơ một cách rõ nét và chính xác để có thể hiểu đúng trường cảm xúc của tác giả. Những bài thơ chia khổ này còn được các tác giả sáng tạo ở chỗ số lượng câu trong mỗi khổ thơ khác nhau mặc dù cùng tồn tại trong một chỉnh thể. Khi đó, các khổ thơ dài thường là các dòng tự sự, trần thuật lại một sự kiện, một vấn đề nào đó đang diễn ra trong đời sống; còn những khổ thơ ngắn gồm một hoặc hai câu là những nhận định, kết luận mà nhà thơ đưa ra trên cơ sở sự kiện, vấn đề đó. Chẳng hạn như bài thơ

Ba cây thông của tác giả Phạm Quốc Ca sau đây:

Cạnh nhà tôi có ba cây thông Ba thiếu nữ tóc xanh

Bí ẩn chơi ba cây đàn gió

Những trưa nắng tôi ngồi bên cửa sổ Du dương điệu nhạc của trời

...

Nhớ thương ai

Tôi làm thơ vào những đêm thanh vắng

Lá thông rơi xuống mái nhà nghe như tiếng mưa Ngày đi xa

Tôi nhớ chốn đợi chờ

Mái tóc người yêu đổ vào ngực tôi rượi mát Choàng vai nhau lặng nghe thông hát Êm dưới chỗ ngồi thảm lá kim vàng trơn... Tôi trở về

Một khoảng trống cô đơn Người ta đốn thông rồi Ba gốc cây nhựa ứa!

Một quán nhậu sẽ mọc lên ở đó.

Bài thơ này biến tấu hơn với những khổ thơ không đồng nhất về số câu. Chỉ trừ có khổ thơ cuối cùng là một câu, những khổ thơ khác đều bao gồm nhiều câu. Những khổ thơ nhiều câu có ý nghĩa sâu sắc trong việc giúp tác giả kể lại câu chuyện quá khứ có liên quan đến ba cây thông. Từ việc ba cây thông ở cạnh nhà tôi, nơi có ba thiếu nữ tóc xanh bí ẩn chơi ba cây đàn gió đến việc nhớ thương ai, tôi làm thơ vào những đêm có lá thông rơi. Hình ảnh của ba cây thông càng trở nên khó quên trong ký ức con người hơn khi nó trở thành chốn đợi chờ của tình yêu đầu chớm nở. Dòng chảy của ký ức, dòng chảy của cảm xúc mênh mang ấy cần đến những khổ thơ nhiều dòng để diễn

tả. Còn giờ đây, trở về với thực tại phũ phàng của khoảng trống cô đơn, chốn tình yêu xưa nay không còn nữa, “một quán nhậu sẽ mọc lên ở đó”; con người cảm thấy xót xa, đau đớn biết bao. Một câu thơ - một khổ thơ kết thúc bài thơ diễn tả được sự đột ngột, bất ngờ đến ngỡ ngàng trong tâm trạng con người đồng thời cũng diễn tả được sự sắc lạnh, phũ phàng của thực tế.

Kiểu cấu trúc bài thơ theo hướng này rất phổ biến trong thơ tự do – thể loại thơ vốn vận động theo dòng chảy của cảm xúc, tâm trạng. Chính vì thế, mặc dù bài thơ thoạt nhìn có vẻ phóng khoáng, không câu nệ vào quy định câu chữ, vần luật như những thể thơ khác nhưng thực chất nó chịu sự quy định của cảm xúc nội tại bên trong.Chính cảm xúc là mạch nguồn tạo nên sợi dây liên hệ vô hình nhưng rất dẻo dai, rắn chắc của câu chữ. Nó làm cho bài thơ trở thành một chỉnh thể tồn tại trong một cấu trúc vẹn nguyên.

Ngoài ra, trong thơ tự do giai đoạn 1975-2000, chúng ta còn bắt gặp kiểu cấu trúc bài thơ không chia theo khổ. Đây là hình thức cấu trúc chiếm số lượng ít nhưng đặc biết có ý nghĩa trong việc diễn tả dòng cảm xúc triền miên và khiến cho mạch thơ liên tiếp, không bị ngắt quãng. Nhưng có lẽ độc đáo nhất phải kể đến kiểu cấu trúc bài thơ chia theo chương. Đây là hình thức mới xuất hiện trong văn học hiện đại, nó phản ánh sự xâm nhập, ảnh hưởng của văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết đối với thơ ca. Ở một số bài như: Thơ ngắn về em (Nguyễn Bình Phương), Ngẫu hứng qua Mường (Hoàng Quý), Phải sống (Lê Mạnh Tuấn)... Các tác giả đã đánh số La Mã theo chương. Và mỗi một chương có nội dung cụ thể, hoàn toàn có thể tách ra thành một bài thơ nhỏ độc lập, trong đó lại bao gồm các khổ thơ khác nhau. Hình thức cấu trúc này chiếm số lượng không nhiều nhưng nó đã phần nào pản ánh xu hướng hiện đại hoá trong thơ hiện nay.

Một phần của tài liệu Thể thơ tự do trong thơ trữ tình Việt Nam 1975-2000 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)