Cấu trúc hình thức câu thơ

Một phần của tài liệu Thể thơ tự do trong thơ trữ tình Việt Nam 1975-2000 (Trang 62)

3.4.2.1. Câu thơ kéo dài theo chiều dọc

Đây là cấu trúc một câu thơ ngắt ra thành nhiều dòng liên tiếp nhưng không viết hoa ở đầu dòng, cứ như vậy kéo dài cho đến hết khổ thơ hoặc bài thơ. Kiểu cấu trúc này giúp tác giả diễn đạt trọn vẹn một ý thơ, tạo sự liền mạch về ý tưởng và hình ảnh mà với một câu thơ ngắn thì rất khó để chuyển tải hết. Thực ra, lối thơ trên đã xuất hiện từ trước 1975, trong nền thơ kháng chiến nhưng đến giai đoạn 1975 – 2000 mới phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những hình thức chủ đạo của đa số các bài thơ. Với kiểu cấu trúc này, bài thơ là một chuỗi những liên tưởng, tình cảm, cảm xúc cứ tự nhiên tràn ra đầu ngọn bút. Có trường hợp mỗi một câu thơ đóng vai trò như một khổ thơ gồm nhiều dòng và các đoạn thơ phân tách với nhau bởi chữ viết hoa đầu tiên.

Tôi không thể đứng trong dàn đồng ca

hào hứng buồn vui theo nhịp tay nhạc trưởng Một chỗ riêng

mỉm cười khi vui sướng

nếu khổ đau nước mắt cứ trào Khi buồn

tôi lại làm thơ tôi làm thơ

lại làm thơ cho mình...

(Tôi không đồng ca – Hà Phương)

Tình cờ anh gặp lại vầng trăng một nửa vầng trăng thôi, một nửa trăng vẫn đấy mà em xa quá

nơi cuối trời em có ngóng trăng lên

Nắng tắt đã lâu rồi, trăng thức dậy dịu êm trăng đầu tháng có lần em ví

chữ D hoa như vầng trăng sẻ nửa tên anh như nửa trăng mờ tỏ ai bỏ quên lặng lẽ sáng bên trời...

(Hai nửa vầng trăng – Hoàng Hữu)

Nhưng cũng có khi cả bài thơ không có dấu hiệu hình thức nào chứng tỏ sự phân chia đoạn hay khổ thơ, ngay cả một từ viết hoa cũng không có. Trong trường hợp này dường như dòng cảm xúc cứ tự nhiên chảy trôi nằm ngoài sự kiểm soát của người nghệ sĩ ngôn từ.

chỉ mùa thu mới cất em sâu đến thế sớm nay em bỗng trở về

em chợt tới rung cây đổ lá bốc bụi mờ trắng cả bao la nỗi chia xa se lạnh đến bên thềm em đạp lên tất cả

rồi ngã vào anh theo cách ngã của mùa thu rồi hôn lên anh theo cách hôn dài của gió...

(Không đề – Thanh Tùng)

Những dấu hiệu hình thức đó chứng tỏ thơ tự do đang ngày càng vượt thoát khỏi mọi định lệ, công thức một cách mạnh mẽ, xóa bỏ mọi ràng buộc của những quy phạm truyền thống chỉ có ý nghĩa trên bề mặt văn bản, đi sâu vào diễn tả những trạng thái của cái tôi cá nhân tràn đầy biến động và cảm xúc trước thời đại mới đang đổi thay.

3.4.2.2. Câu thơ kéo dài theo chiều ngang

Câu thơ kéo dài theo chiều ngang có hình thức giống như một câu văn xuôi với số lượng chữ không giới hạn, diện tích câu thơ mở rộng, giãn nở thoải mái, hình ảnh thơ lớp lang trùng điệp. Thực ra, lối thơ này đã xuất hiện từ thời thơ Mới với những thể nghiệm của Nguyễn Xuân Sanh, Phạm Văn Hạnh..., ở thế hệ các nhà thơ cách mạng như Nguyên Hồng, Trinh Đường... Nhưng chưa bao giờ hình thức thơ tiến dần đến văn xuôi lại nở rộ như trong giai đoạn 1975 – 2000. Hình thức câu thơ kéo dài theo chiều ngang này đứng gần với thơ văn xuôi nhưng vẫn khác thơ văn xuôi ở chỗ “có phân dòng và về đại thể có chú ý đến vần mặc dầu không phải là một đòi hỏi chặt chẽ”[88, 1692]. Đây cũng là hình thức cấu trúc câu thơ khá phổ biến, được nhiều tác giả thể nghiệm.

Gặp được đôi mắt mỉm cười như trên khuôn mặt em thì yêu Anh chẳng cần biết em đã là vợ hay chưa là vợ ai

Anh chẳng cần biết tâm hồn em giống đôi mắt ấy hay khác hẳn

(Nguồn – Việt Phương)

Biển không bằng một nhánh suối, một dòng sông

Biển nói rằng: Biển còn biết chảy vào đâu

Bởi vậy, suốt tháng, suốt năm phải vật lộn với những nghĩ suy trên những ngọn sóng bạc đầu

Nước đấy, nước vô tận, mà đời nghèo lênh đênh, cứ khát

(Tự do – Phùng Khắc Bắc)

Câu thơ kéo dài theo chiều ngang thích hợp với việc diễn tả những ý thơ dài đòi hỏi sự liền mạch. Nó làm cho ý thơ không bị đứt quãng, cho phép nhà thơ có thể có những liên tưởng, suy ngẫm triền miên trong dòng cảm xúc. Nhưng có lẽ thể nghiệm thành công nhất với hình thức câu thơ này là nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những người đàn bà góa bụa làng tôi gồng gánh trên vai, trên những con đường mòn như cột sống dị tật của ngàn đời vất vả

...Bầu vú họ mệt mỏi nằm ngoẹo đầu và trở nên nghễnh ngãng, không còn nghe được tiếng gọi đàn ông nồng mùi thuốc lào và ruộng bùn ngai ngái, trong những đêm gió từng đôi quấn nhau qua vườn hổn hển

...Mái tóc đẫm hương lá bưởi của họ chảy lênh láng trong trăng

(Những ví dụ)

Ở những câu thơ này, ta thấy những hình ảnh, liên tưởng độc đáo, tinh tế được gắn kết với nhau bằng một nhịp điệu trải dài như lời tự sự, giọng điệu không bộc lộ cảm xúc, bình thản dẫn dắt người đọc bước vào thế giới của những người đàn bà góa bụa. Nhưng hình tượng thơ, nhịp cảm xúc nội tại của bài thơ đã cho thấy rõ niềm thương cảm đến xót xa, tội nghiệp của tác giả, đồng thời là thái độ trân trọng, kì vĩ hóa những người đàn bà bình thường như biểu tượng về một sức sống mãnh liệt. Có nhiều ý kiến cho rằng câu thơ văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều mang âm hưởng của lời kinh, lời nguyện cầu, sám hối, khúc cầu hồn. Bởi ta bắt gặp đằng sau những đổ vỡ về một xã hội hiện đại là niềm tiếc thương, nỗi hoài nhớ vể đẹp thánh thiện, trong sáng, dân dã của đồng quê với con sông, ngôi làng, cánh đồng rau khúc... Nó làm ta liên tưởng đến âm hưởng của những bản nhạc với tiết tấu mạnh mẽ nhưng bao giờ cũng man mác một nỗi hoài nhớ cội nguồn.

Cấu trúc câu thơ kéo dài theo chiều ngang như một dòng văn xuôi vẫn đang rất phổ biến trong nền thơ đương đại. Nó cho thấy sự tiếp tục xâm lấn của văn xuôi vào địa hạt thơ như một đặc điểm của thơ hiện đại, chi phối cả hình thức lẫn tư duy nghệ thuật của nhà thơ. Lối thơ này cũng đang ngày càng được nhiều tác giả trẻ ưa chuộng vì nó cho phép người viết có thể bộc bạch, giãi bày thoải mái những suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng và đặc biệt nó có thể bao chứa trong mình nhiều hình ảnh thơ mới lạ, có tầm vóc, được đẽo gọt, chạm trổ một cách kĩ lưỡng, dụng công. Khuynh hướng câu thơ kéo dài theo chiều ngang này có thể coi là nền tảng cho sự hình thành thể thơ văn xuôi - đỉnh cao của thơ tự do.

3.4.2.3. Câu thơ leo thang

Kiểu cấu trúc câu thơ này đã trở nên rất quen thuộc và phổ biến trong thơ chống Mỹ với các tác giả như: Hữu Loan, Chính Hữu, Vũ Cao... Ở giai đoạn 1975 – 2000, nó lại phát huy vai trò và khẳng định vị trí hơn nữa trong việc miêu tả, thể hiện tâm trạng con người một cách sâu sắc qua những từ ngữ được ngắt dòng và trình bày theo lối bậc thang. Như vậy, đặc điểm cơ bản, nổi bật của kiểu cấu trúc câu thơ này là một câu thơ được ngắt ra làm nhiều từ hoặc cụm từ, xuống dòng, đặt lệch nhau tạo dáng như hình

bậc thang liên tiếp. Sáng tạo ra kiểu câu thơ như vậy giúp cho người nghệ sĩ có thể nhấn mạnh vào ý nghĩa của mỗi từ hoặc nhóm từ xuống thang đồng thời tạo nhịp điệu cho câu thơ.

Sau tấm gạt của chiếc xe ủi đất Rừng hiện lên:

trần trụi nấm mồ hoang Nấm mồ hoang hiện lên:

bọc ni – lông Bọc ni – lông hiện lên:

đôi dép...

(Sau tấm gạt của chiếc xe ủi đất – Vũ Toàn)

Đoạn thơ kết hợp lối thơ bậc thang và biện pháp tu từ điệp ngữ giúp người đọc hình dung rõ nét về hình ảnh và bước chân của con người “sau tấm gạt của chiếc xe ủi đất”. Trong công việc lao động thường nhật của mình, người lái chiếc xe ủi đất kia đã phát hiện ra nấm mồ hoang rồi bọc ni – lông, rồi đôi dép – di vật của người chiến sĩ một thời. Quê hương anh ở đâu? Anh ra đi trong một trận sốt rét rừng hay trúng bom đạn của quân thù? Không ai biết cũng như nấm mồ hoang trơ vơ giữa đại ngàn qua tháng, qua năm âm thầm lặng lẽ. Giờ đây, con đường anh đi đã có đường điện 500kv chiếu sáng, đất nước đã đổi thay, cuộc sống con người cũng khác trước nhưng dấu tích của chiến tranh và những con người đã lặng lẽ hi sinh cho hòa bình như anh sẽ mãi còn – dù chỉ là hiện hữu qua một nấm mồ hoang – một bọc ni lông – một đôi dép. Câu thơ xuống thang ở những cụm từ này đã nhấn mạnh được sự khắc nghiệt của chiến tranh đồng thời cũng khẳng định được sự tồn tại mãi mãi của những con người “chưa bao giờ khuất/ đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/ những buổi ngày xưa vọng nói về” (Nguyễn Đình Thi).

Ở một bài thơ tự do khác, tác giả lại sử dụng duy nhất một câu thơ có cấu trúc leo thang để kết thúc bài thơ:

Đừng dối em, anh có một trái tim biết khóc Một trái tim

khao khát vỗ về

trái tim non trái tim mềm quá thể trước em mà, sao nỡ giấu che đi?... anh của em chưa – câu hỏi đắng tâm hồn em đơn chiếc vỗ về em mấy bận

ôi hạnh phúc dẫu phía nào xa thẳm cuối con đường tìm kiếm vẫn còn anh! cuối con đường đơn chiếc, em tin anh sẽ đợi chờ em, sâu đáy mặt

anh sẽ đợi em chờ em, trái tim non biết khóc xao xác lá vàng

em nhặt

giữ riêng em

(Cuối con đường đơn chiếc - Đinh Thị Thu Vân)

Có lẽ câu thơ cuối đã thể hiện tư tưởng chủ đề của cả bài thơ. Cuối con đường đơn chiếc, người phụ nữ vẫn miệt mài kiếm tìm hạnh phúc cho mình với một niềm tin mãnh liệt “anh sẽ đợi chờ em, sâu đáy mặt/ anh sẽ đợi chờ em trái tim non biết khóc”. Cho dù mùa đã thay lá vàng xao xác, đời người con gái đã ngả về chiều thì nỗi niềm

ấy “em nhặt/ giữ riêng em”. Câu thơ xuống thang nhấn mạnh vào cụm từ “giữ riêng em” làm người đọc không khỏi xót xa cho một tâm hồn khát khao bến bờ hạnh phúc nhưng vẫn “riêng em” cô đơn trên con đường đơn chiếc của cuộc đời.

Cũng có trường hợp khác, nhà thơ không sử dụng câu thơ bậc thang kết thúc bài thơ nhằm nhấn mạnh tư tưởng chủ đề, cảm xúc của nhân vật trữ tình, gieo vào lòng người đọc không ít những băn khoăn, trăn trở như trên mà kiểu cấu trúc câu thơ này được sử dụng trong cả bài thơ. Thực chất đây là thơ 7 chữ biến thể thành thơ tự do.

Lác đác hoàng lan lất phất thu Hồ run mặt sóng thoảng sương mù Người đi mỏi phố mùa chưa cúc Sắc áo vàng kia nở sớm ư? (Vàng thu – Hải Từ)

Bài thơ gây ấn tượng ở những cụm từ xuống thang như : lất phất thu, run mặt sóng, thoảng sương mù, mỏi phố, mùa chưa cúc. Đây cũng đồng thời là đặc điểm của những đối tượng:

hoàng lan, hồ, người đi. Tất cả cho thấy cảm nhận tinh tế của người nghệ sĩ giữa buổi giao thời sang thu của thiên nhiên. Đất trời, vạn vật và cả con người dường như đang lay động bước tâm hồn để đón nhận hơi thu, khí thu chứ chưa hẳn là mùa thu nguyên vẹn. Và dù vậy, sắc vàng của mùa thu trên áo ai vẫn cho con người cảm giác bất chợt giật mình: thu đã về? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cấu trúc câu thơ leo thang tự bản thân nó đã vượt ra ngoài khuôn khổ của sự mới lạ về hình thức. Bởi nó còn mang đến sự mới lạ trong cách biểu hiện cảm xúc, tư tưởng chủ đề của cả bài thơ. Sự chia nhỏ nhịp thơ với những cụm từ xuống thang giúp người nghệ sĩ thể hiện sự đứt đoạn nghẹn ngào của dòng cảm xúc, có khi lại là những hình ảnh của cuộc sống đang hiện dần lên, có khi lại là những phút giây như muốn kéo dài vô tận...Kiểu cấu trúc này trong thơ đương đại hôm nay đã trở nên quen thuộc và mang lại những hiệu quả thẩm mỹ đáng được trân trọng, khám phá.

KẾT LUẬN

1. Thơ Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000 đã thực hiện cuộc hành trình dài 1/4 thế kỉ và cho đến nay vẫn đang trong thời kì lưu chuyển. Có thể nói, đó là giai đoạn thơ ca còn rất trẻ và tràn đầy những dấu hiệu thay đổi trên cả phương diện nội dung và hình thức, trong đó không thể không nói đến vai trò, vị trí của thể thơ tự do. Từ những thể nghiệm bước đầu trong phong trào thơ Mới đến sau năm 1975, thơ tự do bước vào một quỹ đạo mới trong không khí dân chủ, mở cửa của nền kinh tế – văn hóa – xã hội. Chưa bao giờ người ta thấy thể thơ này phát triển vượt bậc như thế với sự phong phú, đa dạng của nhiều khuynh hướng, trong đó nổi bật lên khuynh hướng thơ hiện đại chủ nghĩa. Hạt nhân của khuynh hướng này là cái Tôi hiện đại với ý thức cá nhân phát triển cao độ, khước từ kinh nghiệm lý trí, đề cao bản năng, vô thức, đi theo tiếng gọi của tiềm thức, tâm linh, tôn thờ chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực... Đồng thời với nó là khuynh hướng tiếp nối thi pháp thơ tự do truyền thống như một dòng chảy tất yếu kế

thừa lịch sử. Tất nhiên nó cũng có những đổi thay nhất định để phù hợp với thời đại mới, con người mới.

2. Thơ tự do giai đoạn 1975 – 2000 có thể ví như một luồng gió mạnh mẽ, căng đầy sức sống, đột phá vào thành trì vững chắc muôn đời của những khuôn khổ, định lệ thơ cách luật gò bó, khắt khe. Ngọn gió mới ấy mang trong mình sức mạnh nội tại từ những đặc sắc của hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ, nhịp điệu thơ, cấu trúc văn bản ngôn từ thơ. Tất cả tạo nên một chỉnh thể thơ tự do đầy mới lạ, góp phần đắc lực trong việc diễn tả thế giới hiện thực phong phú đa dạng và tâm hồn con người phức tạp, đa thanh. Tìm hiểu những nét tiêu biểu trên phương diện hình thức này người viết xác định là một trong những nhiệm vụ chính của luận văn để qua đó nhận diện một khuôn mặt thơ tự do mới mẻ, khác biệt so với các giai đoạn trước đó.

3. Theo dõi sự vận động của thơ tự do từ phong trào thơ Mới đến nay, chúng tôi nhận thấy tuy có những lúc chững lại nhưng nhìn chung thể thơ này đang ngày càng phát triển và có được những đổi mới quan trọng về thi pháp. Cần phải lưu ý thêm: đây không thuần túy chỉ là trò chơi hình thức mà trong mỗi hình thức nghệ thuật đều ẩn chứa cái lý về mặt nội dung, thể hiện cái nhìn nghệ thuật, tư duy nghệ thuật của tác giả trước thế giới. Trên mỗi chặng đường phát triển thơ tự do luôn bám sát đời sống hiện thực và có những biến đổi khác đi tùy theo đặc điểm của từng giai đoạn. Với những ưu thế đó, đây là thể thơ chiếm một vị trí quan trọng, không thể thay thế được trên thi đàn và trong lòng người thưởng thức. Tương lai, thể thơ này sẽ còn tiến xa hơn nữa, chiếm ưu thế hơn nữa và có thể sẽ là lựa chọn hàng đầu của các nhà thơ hiện đại mỗi khi đặt bút sáng tác thơ ca.

4.Từ năm 1980, nhà thơ Bằng Việt đã tỏ ra hoài nghi:

Thơ có còn tri kỉ nữa chăng? Đời đột biến mà thơ đi quá chậm Đời hết sức thẳng thừng

Thơ vòng vèo luẩn quẩn Đời trả giá hết mình Thơ khi nhớ khi quên

(Lại nghĩ về thơ)

Cho đến nay, nỗi niềm trăn trở, băn khoăn ấy của Bằng Việt vẫn là một câu hỏi lớn. Không ít người đã và đang hoài nghi về sức mạnh, khả năng và giá trị của thơ

Một phần của tài liệu Thể thơ tự do trong thơ trữ tình Việt Nam 1975-2000 (Trang 62)