SƠ ĐỒ 6: QUY TRÌNH KIỂM SOÁT THIẾT BỊ THEO KẾ HOẠCH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình của Công ty Cổ phần Sông Đà 10 (Trang 37)

II. TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ

SƠ ĐỒ 6: QUY TRÌNH KIỂM SOÁT THIẾT BỊ THEO KẾ HOẠCH

2. Hệ thống quy trình quản lý, kiểm soát công tác thi công

SƠ ĐỒ 6: QUY TRÌNH KIỂM SOÁT THIẾT BỊ THEO KẾ HOẠCH

Tiếp nhận Tiến trình

Phòng QLCG Hoặc chuyên viên P. Cơ giới công ty, các XN Lãnh đạo Công ty Phòng QLCG Cty Và P.QLCG- XN Phòng QLCG Các XN Phòng QLCG Cty Và P.QLCG- XN

(1) Kiểm soát thiết bị theo kế hoạch:

(1.1) Quy định về việc quản lý và lập hồ sơ thiết bị: • Nhận thiết bị:

- Các thiết bị, máy móc mới được nhận về công ty bao gồm: Mới đầu tư hoặc điều chuyển từ các đơn vị khác sang.

- Khi nhận thiết bị máy móc phải tiến hành lập biên bản bàn giao thiết bị. Nhận xe máy, thiết bị

Sổ tổng hợp xe máy, thiết bị

Thanh lý XM Cân đối xe máy thi công

Điều động thiết bị

Đưa xe máy vào sử dụng Kiểm kê xe máy

Báo cáo hoạt động xe máy

Biên bản nghiệm thu sau SCN Sửa chữa lớn Bảo dưỡng kỹ thuật + SCN Biên bản nghiệm thu sau SCL

- Sau khi tiếp nhận thiết bị xe máy; phòng QLCG công ty, xí nghiệp phải cập nhật hàng ngày vào sổ tổng hợp thiết bị xe máy.

• Cân đối xe máy thi công: Căn cứ vào khối lượng, tiến độ công việc được giao và số lượng xe máy hiện có của đơn vị, phòng QLCG Công ty, xí nghiệp lập báo cáo cân đối xe máy thi công, thời gian lập vào ngày 5 tháng đầu quý sau.

• Điều động thiết bị, xe máy

- Căn cứ vào yêu cầu sản xuất kinh doanh của các đơn vị, Tổng giám đốc công ty ra quyết định điều động xe máy thiết bị về các XN trực thuộc và giao nhiệm vụ cho các đơn vị.

- Khi các XN tiếp nhận xe máy phải tiến hành nghiêm chỉnh các điều sau: + Lập lý lịch máy.

+ Hàng ngày, các loại xe ô tô phải được kiểm tu trước khi đưa vào hoạt động, biên bản kiểm tu phải có xác nhận của xe trưởng và cán bộ kiểm tu.

+ Hàng ngày, phòng QLCG Công ty, XN phải lập Sổ theo dõi tình trạng kỹ thuật xe máy, nộp báo cáo vào ngày 5 đầu tháng sau.

+ Hàng tháng, hàng quý, phòng QLCG Công ty, XN phải lập báo cáo hoạt động xe máy để báo cáo lên giám đốc công ty; báo cáo hoạt động xe máy hàng tháng và được nộp vào ngày 5 đầu quý sau.

(1.2) Kiểm kê xe máy, thiết bị:

- Kiểm kê xe máy, thiết bị: Để nắm vững tình trạng kỹ thuật và gía trị tài sản trong Công ty, cần tiến hành kiểm kê xe máy theo định kỳ 6 tháng một lần vào các ngày 1 tháng 1 và ngày 1 tháng 7 hàng năm. Hội đồng kiểm kê các XN tiến hành kiểm kê, đánh giá chi tiết xe máy theo phiếu kiểm kê xe máy và kiểm kê công cụ, dụng cụ sản xuất, báo cáo tổng hợp xe máy. Gửi báo cáo về Công ty vào các ngày 05 tháng 07 và ngày 05 tháng 01 năm sau.

- Thanh lý xe máy: Các xe máy, thiết bị do lạc hậu kỹ thuật, không cần dung, hư hỏng nặng không phục hồi được hoặc phục hồi không hiệu quả thì xin thanh lý. Khi xin thanh lý xe máy, đơn vị phải lập danh sách xe máy xin thanh lý.

(1.3) Lập kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ thiết bị

- Bảo dưỡng kỹ thuật xe máy: Bảo dưỡng kỹ thuật là biện pháp nhằm ngăn ngừa sự mòn rơ của các chi tiết và mối lắp ghép vượt quá tiêu chuẩn kỹ thuật quy

định. Bảo dưỡng kỹ thuật bao gồm công việc cọ rửa, kiểm tra và chuẩn đoán, vặn chặt, bôi trơn, tiếp dầu mỡ, điều chỉnh,… phát hiện hư hỏng ngoại trừ hư hỏng đó. Theo nguyên tắc chung thì những công việc này không cần tháo dỡ các chi tiết bộ phận ra khỏi xe.

- Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ: Được thực hiện sau một thời gian làm việc nhất định của xe tính bằng giờ, hoặc quãng đường km. Khoảng thời gian thực tế tính bằng giờ giữa hai cấp bảo dưỡng cùng tên kề nhau gọi là chu kỳ bảo dưỡng. Bảo dưỡng kỹ thuật chia làm hai cấp độ:

+ Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 (BD1) + Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2 (BD2)

Phòng Quản lý cơ giới các Xí nghiệp phải lập kế hoạch bảo dưỡng xe máy, thời gian lập vào cuối tháng trước.

- Sửa chữa nhỏ (SCN): Là dạng sửa chữa nhằm khắc phục những trục trặc hư hỏng của xe máy nhằm đảm bảo đúng định mức giờ máy hoạt động hoặc định mức quãng đường đã vượt qua. Sau khi tiến hành SCN phải lập lại biên bản nghiệm thu công tác sửa chữa xe máy.

(4) Sửa chữa lớn xe máy, thiết bị:

- Sửa chữa lớn (SCL) là tổng hợp các biện pháp nhằm phục hồi một cách toàn diện các thông số, tính năng kỹ thuật và khả năng làm việc của máy.

Sau khi SCL chất lượng xe máy phải được phục hồi từ 70% trở lên. Thời gian làm việc thực tế của xe máy trên tính bằng giờ hoặc số km đối với các loại phương tiện vận tải từ khi đưa xe máy vào sử dụng đến lần SCL thứ nhất hoặc thời gian giữa 2 lần SCL kề nhau gọi là chu kỳ SCL. Cấu trúc một chu kỳ SCL bao gồm các cấp bảo dưỡng kỹ thuật, SCN. Số lượng và chu kỳ từng cấp bảo dưỡng sửa chữa theo quy định của nhà chế tạo xe máy đó hoặc xe máy tương đương.

(5) Xử lý khi thiết bị gặp sự cố

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình của Công ty Cổ phần Sông Đà 10 (Trang 37)