Những thách thức:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình của Công ty Cổ phần Sông Đà 10 (Trang 78)

II. TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ

2. Những thách thức:

Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay trong lĩnh vực xây dựng công trình ngầm của các dự án thuỷ điện và giao thông, có một số đơn vị trong và ngoài ngành cùng tham gia xây dựng như:

- Công ty Xây dựng Lũng Lô- Bộ Quốc Phong, trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng thuỷ điện, đã thi công thuỷ điện Hàm Thuận, Đa Mi, A Vương.

- Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 6- Bộ Giao thông, kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực hầm giao thông, đã liên doanh với HAZAMA ( Nhật Bản) thực hiện gói thầu 1A hầm đường bộ qua đèo Hải Vân.

- Công ty Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (CAVICO) đã tham gia xây dựng nhiều thuỷ điện lớn như: Đại Ninh, Đồng Nai, Bản Vẽ…

- Tổng Công ty Xây dựng VINACONEX mới tham gia xây dựng thuỷ điện, đã tham gia thuỷ điện lớn như thuỷ điện Buôn Kuop.

- Tổng Công ty LICOGI đang tham gia xây dựng các thuỷ điện như A. Vương, Ba Hạ, Bản Vẽ, Đồng Nai 3, hầm chui Tân Tạo.

Mặc dù hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực công trình ngầm, thị trường công trình ngầm đã trở nên cạnh tranh hơn, tuy nhiên với truyền thống của những người thợ Sông Đà và bề dày kinh nghiệm của mình, Công ty Sông Đà 10 tiếp tục là đơn vị thắng thầu thi công các công trình trọng điểm Quốc gia và các công trình ngầm phục vụ cộng đồng xã hội.

Hạn chế về năng lực của Công ty:

Thực trạng về tổ chức và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn còn một số hạn chế như sau:

- Trình độ lao động chưa đồng đều, trình độ chuyên môn hoá chưa thực sự cao và chưa xây dựng được tác phong sản xuất công nghiệp hiện đại.

- Bộ máy tổ chức của Công ty và các đơn vị trực thuộc còn cồng kềnh, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý và điều hành chưa cao dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp lớn.

- Hiện nay, các Xí nghiệp của Công ty đều hạch toán phụ thuộc vì vậy các đơn vị chưa phát huy được tính độc lập, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chưa xây dựng được chế độ tiền lương áp dụng cho các công trình hợp lý dẫn đến chưa khuyến khích được người lao động thi công tại các công trình ở vùng sâu, vùng xa.

Máy móc thiết bị củaCông ty tuy đã đáp ứng được yêu càu sản xuất kinh doanh hiện tại nhưng một số thiết bị đã đầu tư trước năm 2000 đến nay hoạt động không còn hiệu quả và có dấu hiệu lạc hậu về công nghệ; Công nghệ và thiết bị thi công hệ thống giao thông ngầm trong thành phố, thiết bị trong các lĩnh vực mới như khai thác và chế biến khoáng sản, đơn vị mới đang ở giai đoạn nghiên cứu, chưa có thực tiến thi công.

Do một số hạn chế về nhân lực và thiết bị thi công như đã phân tích ở trên nên giá thành sản phẩm đối với các lĩnh vực truyền thống của Công ty còn tương đối cao ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của đơn vị.

Về thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào:

Do đặc thù của doanh nghiệp thi công công trình ngầm, hoạt động chủ yếu dựa vào hệ thống máy móc thiết bị nặng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định về giá cả của các loại nguyên liệu đầu vào để vận hành các loại máy móc, thiết bị. Trong những năm gần đây, tình hình chính trị trên thế giới có nhiều bất ổn, xung đột vũ trang xảy ra thường xuyên ở một số khu vực, đặc biệt là tại vùng Trung Đông, là nguyên nhân chính làm cho giá cả nguyên liệu có xu hướng ngày càng tăng. Giá cả vật tư, nhiên liệu của thị trường biến động liên tục trong khi các chủ đầu tư chưa có cơ chế thanh toán cho các đơn vị thi công làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Đặc biệt là cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 nền kinh tế của nước ta có những bứơc phát triển nóng, dẫn tới những điều kiện đầu vào của nền kinh tế bị mất cân đối, đó là: chỉ số lạm phát tăng cao, giá cả hàng hoá, xăng dầu và vật liệu xây dựng biến động mạnh. Vì vậy Nhà nước thực

hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ làm ảnh hưởng đến nguồn vốn và tiến độ của một số công trình mà Công ty đang và sẽ thi công.

Về đặc tính của ngành xây dựng:

Cùng một lúc phải triển khai nhiều công trình trọng điểm với giá trị, khối lượng công việc lớn, tiến độ và cường độ rất căng thẳng.

Một số công trình chưa có kế hoạch triển khai thi công, một số các công trình do thiết kê thi công chậm, thay đổi thiết kế, địa chất xấu không lường trước được, điều kiện thi công khó khăn như thuỷ điện Sekama 3, hầm dẫn dòng TN2 của dự án hồ chứa nước Cửa Đạt, hầm dẫn dòng thuỷ điện Nậm Chiến, Hầm dẫn nước thuỷ điện Ba Hạ… đã làm ảnh hưởng đến giá trị sản lượng của Công ty.

• Rủi ro lãi suất:

Như đã phân tích, tỷ trọng các khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính lớn sẽ làm tăng chi phí lãi vay trong hoạt động của Công ty. Tình hình biến động lãi suất trong nền kinh tế thời gian vừa qua cho thấy lãi suất vẫn đang trong có chiều hướng tăng, mặc dù vẫn chịu sự kiểm soát của Nhà nước. Lãi suất tăng làm tăng chi phí và giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để hạn chế những rủi ro này,Công ty nên tìm cách tái cấu trúc nguồn vốn theo hướng tăng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu, sau khi tham gia thị trường chứng khoán, Công ty nên tận dụng thuận lợi lớn đó để thực hiện mục tiêu thông qua huy động vốn từ công chúng đầu tư.

• Rủi ro tỷ giá hối đoái:

Các máy móc, thiết bị của Công ty chủ yếu được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới, các giao dịch nhập khẩu thường phải thanh toán bằng ngoại tệ sẽ ảnh hưởng đến giá trị những tài sản mà Công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài. Để hạn chế rủi ro này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình của Công ty Cổ phần Sông Đà 10 (Trang 78)