Đối với công tác chuẩn bị

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình của Công ty Cổ phần Sông Đà 10 (Trang 86)

III. KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY SÔNG ĐÀ

1. Kiến nghị ở tầm vi mô

1.1. Đối với công tác chuẩn bị

• Trong quá trình lập “Hồ sơ trước khi thi công” các cán bộ phòng Quản lý kỹ thuật nên chú trọng hơn nữa vào công tác tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm khu vực thi công để có thể lường trước được các yếu tố bất lợi về thời tiết, địa chất, cụ thể:

- Khí tượng, thủy văn: nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí; mưa:lượng mưa trong mùa, lượng mưa toàn năm, số ngày mưa trong các tháng mùa mưa, tổng số ngày mưa trong năm,đặc điểm mưa; gió: đặc điểm gió, tốc độ gió trung bình; thủy văn: dòng chảy năm, dòng chảy kiệt, lũ: đặc điểm lũ, thời gian lũ lên và thời gian lũ xuống …

- Địa chất: Độ dốc của mặt bằng thi công, đặc điểm của các lớp đất đá, • Công tác chuẩn bị mặt bằng:

- Các tim mốc tọa độ do Chủ đầu tư và BĐH bàn giao cho đơn vị thi công. Đơn vị thi công sau khi nhận, có nhiệm vụ bảo vệ và triển khai thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

- Trong quá trình chuẩn bị mặt bằng thi công, luôn có ý thức bảo vệ thiên nhiên và cảnh quan môi trường xung quanh.

• Chuẩn bị nhân lực, vật tư thiết bị.

- Căn cứ vào tổng tiến độ thi công và khối lượng công việc được giao, căm cứ vào bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ thi công, biện pháp tổ chức thi công đã được phê duyệt. Đơn vị thi công tiến hành lập kế hoạch cung cấp và cung ứng các loại vật tư, vật liệu chủ yếu cho công trình.

- Phòng quản lý cơ giới có trách nhiệm lập kế hoạch chuẩn bị và điều động đủ thiết bị máy cần thiết tập kết đến tận công trình đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng phục vụ cho thi công, bên cạnh đó phòng QLCG phải lập dự trù và kế hoạch cung cấp kip thời cho công trường.

- Phòng vật tư có trách nhiệm chuẩn bị đủ các vật tư phụ tùng và vật liệu cần thiết phục vụ thi công. Mọi vật tư, vật liệu cung cấp cho công trình đều phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chứng chỉ phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cho từng loại vật tư, vật liệu chủ yếu. Công tác nghiệm thu chất lượng cho từng loại vật tư, vật

liệu được đơn vị kết hợp với trung tâm thí nghiệm tiến hành tại công trường. Công tác dự trù và mua vật tư sẽ tính đến thời gian đấu thầu, vận chuyển để có vật tư, vật liệu kịp thời đưa vào sản xuất. Công tác tập kết và chuyên chở vật tư, vật liệu, đổ phế thải phế liệu phải tuân thủ theo quy hoạch được phê duyệt và pháp lệnh bảo vệ môi trường.

(1.2) Biện pháp đảm bảo chất lượng công trình: • Đối với phòng Quản lý kỹ thuật:

- Nâng cao chất lượng công tác thiết kế biện pháp tổ chức thi công. Đảm bảo việc thiết kế được thực hiện đúng các quy trình về thiết kế đã được ban hành trong hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 900: 2001 của Công ty.

- Ban hành đầy đủ, kịp thời các quy trình quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, các hướng dẫn thi công và phổ biến tới tất cả các cán bộ công nhân tham gia thi công tại công trường.

- Nâng cao chất lượng công tác lập hồ sơ hoàn công, hồ sơ nghiệm thu công trình thông qua việc bố trí các cán bộ có đủ năng lực và tăng cường việc hướng dẫn kiểm tra đơn vị thi công.

- Hoàn thiện việc xây dựng các bộ hộ chiếu nổ mìn tiết diện nhỏ để nâng cao hiệu quả nổ mìn hầm tại các công trình thủy điện.

• Đối với phòng Vật tư: Kiểm tra nghiệm ngặt các vật liệu, vật tư trước khi đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo chất lượng đúng theo yêu cầu kỹ thuật của công trình. Các vật tư, vật liệu phải có đầy đủ chứng chỉ về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ.

• Đối với phòng Quản lý cơ giới: Thiết bị thi công phải luôn được đầu tư đổi mới với tính năng hiện đại, đáp ứng đầy đủ yêu cầu công việc và luôn ở tình trạng làm việc tốt. Trang thiết bị thi công được kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng và được kiểm tra định kỳ trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng đúng quy trình. Các thiết bị phải đồng bộ, tập trung nghiên cứu xây dựng thành dây chuyền sản xuất để tận dụng tối ưu công suất và năng lực của xe máy, đảm bảo tiết kiệm và tăng năng suất lao động.

• Đối với phòng Tổ chức hành chính: Lựa chọn cán bộ kỹ thuật thi công dày dạn kinh nghiệm, đã thi công nhiều công trình tương tự, đội ngũ công nhân lành nghề, ý thức tự giác cao để phục vụ thi công với chất lượng và tiến độ hoàn thành

tốt nhất. Bố trí các cán bộ công nhân viên có đủ trình độ tay nghề vào trong những dây chuyền sản xuất chính, các bậc thợ phải tương ứng với yêu cầu công việc. Trên cơ sở nguồn nhân lực hiện có của Công ty, phòng TCHC cần phải bổ sung và đào tạo thêm nhân lực mới để đạt được tiến độ, đảm bảo chất lượng và hiệu quả công trình. Phòng cần có kế hoạc cân đối, tuyển dụng thêm các kỹ sư trẻ được đào tạo chính quy tại các trường đại học, để về lâu dài có đủ khả năng đảm nhiệm thi công các công trình lớn, cạnh tranh và phát triển.

• Đối với đơn vị thi công:

- Hệ thống tim tuyến, các mốc, cao độ kích thước… được định vị, kiểm tra chính xác trước khi thi công và được kiểm tra thường xuyên trong quá trình thi công bằng các máy trắc đạc hiện đại.

- Tất cả các hạng mục trước khi thi công phải có đầy đủ các thiết kế được phê duyệt và đươc phổ biến hướng dẫn cho cán bộ và công nhân để tránh sai sót trong quá trình thi công.

- Tổ chức thi công theo đúng các thiết kế đã được phê duyệt thông qua việc giám sát thi công chặt chẽ của đội ngũ kỹ thuật giám sát và việc nghiệm thu nội bộ của hội đồng nghiệm thu nội bộ Xí nghiệp.

- Tất cả các đội thi công đều có đầy đủ bản vẽ, quy trình, quy phạm và yêu cầu kỹ thuật trong quá trình thi công. Các hạng mục công trình sau khi hoàn thành phải được kiểm tra so với thiết kế.

- Giám sát kỹ thuật của Đơn vị luôn luôn có mặt tại hiện trường để giải quyết mọi vướng mắc và chỉ dẫn kịp thời cho công nhân làm theo thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật.

- Ghi đầy đủ nhật ký thi công công trình. Hàng ngày đơn vị tiến hành họp bàn giao để giải quyết các vướng mắc thi công. Thực hiện chế độ bàn giao thường kỳ theo quy định của Chủ đầu tư, kịp thời rút kinh nghiệm về mặt quản lý chất lượng và tiến độ công trình.

- Cuối mỗi tuần, Đơn vị thi công và bên A tổ chức cuộc họp bàn giao để thống nhất khối lượng công việc của công trình trong tuần tiếp theo trên cơ sở thiết kế do đơn vị thi công chuẩn bị để bên A xem xét. Nội dung họp được lập thành biên bản ghi rõ các quyết định xử lý phát sinh.

- Từng thành phần công việc sau khi hoàn thành phải được Tư vấn giám sát kiểm tra cùng đơn vị thi công và lập biên bản nghiệm thu kỹ thuật có nhận xét cụ thể về chất lượng thực hiện so với thiết kế. Các công việc tiếp theo chỉ được thực hiện khi Tư vấn giám sát chấp nhận.

- Trong quá trình thi công nếu có sai sót, Đơn vị sẽ điều động nhân lực, vật tư máy móc trang thiết bị để tiến hành sửa chữa ngay các sai sót trong thời gian ngắn nhất, đáp ứng các yêu cầu của Chủ đầu tư mà không ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thi công công trình.

(1.3) Công tác quản lý chất lượng khi thi công:

- Đơn vị sẽ thành lập mội Xí nghiệp có đủ chức năng thay mặt điều hành, giám sát và quản lý chất lượng nội bộ gồm những cán bộ có kinh nghiệm trong thi công, sửa chữa kịp thời những thiếu sót và sẽ trực tiếp chỉ đạo cũng như đôn đốc các Đội thi công đúng quy trình, quy phạm, đảm bảo tốt tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng.

- Bộ phận quản lý chất lượng bao gồm các cán bộ của Trung tâm thí nghiệm, bộ phận cán bộ của Phòng kỹ thuật- chất lượng của Đơn vị thi công và Chủ công trình phối hợp thực hiện để hoàn thành công trình đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. Bộ phận này cũng bao gồm những người có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong thi công, luôn luôn có mặt tại hiện trường để kiểm tra. Tiến hành nghiệm thu từng phần công việc, hạng mục công trình và chuẩn bị các tài liệu để bàn giao công trình.

- Bộ phận quản lý thi công bao gồm các cán bộ quản lý kỹ thuật hiện trường chịu trách nhiệm về công tác, các vấn đề kỹ thuật, đưa ra biện pháp thi công cho từng hạng mục công trình, đảm bảo công trình thi công đúng tiến độ, đạt chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra, giúp việc cho Chủ công trình về vấn đề kỹ thuật, xử lý và thống nhất các vấn đề kỹ thuật trong quá trình thi công để công trình đạt yêu cầu thiết kế và hoàn thành đúng tiến độ.

- Các đội trưởng công trình: Trực tiếp chỉ huy và chỉ đạo công nhân trong quá trình thi công, cùng với các bộ phận quản lý chất lượng, quản lý kỹ thuật hoàn thành các hạng mục công trình được giao, chịu trách nhiệm về tổ chức, lên kế hoạch cụ thể, đôn đốc và kiểm tra hàng ngày nhằm đảm bảo các phần việc của đội hoàn thành đúng tiến độ và đạt chất lượng thiết kế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình của Công ty Cổ phần Sông Đà 10 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w