Thực trạng quản lý các loại hình dịch vụ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 65)

6. Bố cục của luận văn:

2.3.4. Thực trạng quản lý các loại hình dịch vụ

2.3.4.1. Quản lý dịch vụ vé thắng cảnh

Việc quản lý bán vé thắng cảnh do Ban quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn đảm nhiệm. Số nhân sự hiện nay của Ban là khoảng 30 người.

Hiện nay giá vé thắng cảnh được tính chung cho cả khách Việt Nam và khách quốc tế là 30.000 đồng; cơ cấu vé thắng cảnh cụ thể như bảng 5.

Vào mùa lễ hội, thành phố và huyện đều thành lập Ban chỉ đạo của mình, thành lập Ban tổ chức lễ hội Chùa Hương để giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện tốt lễ hội. Các đội kiểm tra liên ngành cũng thường xuyên được thành lập để kiểm tra và xử lý các vấn đề xảy ra trong lễ hội.

2. 3.4.2. Quản lý dịch vụ thuyền đò.

Dịch vụ này do UBND xã Hương Sơn quản lý mà trực tiếp là giao cho tổ thương binh điều hành. Trong số 35.000đồng của vé đò chất lượng cao, 25.000 đồng của vé đò thông thường tuyến Hương tích và 15.000 vé đò của

các tuyến khác được trích ra theo thống kê tại bảng 2.5 Cơ cấu vé thắng cảnh

và vé đò đi du lịch Hương Sơn để chi trả cho các mục đích như: Bảo hiểm, chi

phí in tuyên truyền quảng bá, chi phí bán vé và chi phí cho hoạt động điều hành của tổ thương binh. Phòng kinh tế hạ tầng kết hợp với UBND xã Hương Sơn tiến hành cấp biển hiệu cho các đò tham gia vận chuyển, thường mỗi đò chỉ chở từ 6 - 8 người. Các chủ đò hầu hết đều chưa có chứng chỉ đào tạo mà chỉ qua kinh nghiệm hàng ngày. Do số đò được cấp đăng ký thực tế ít hơn số đò và người tham gia vận chuyển nên còn có lúc xảy ra tình trạng tranh giành khách, bán khách dọc đường, một số chủ đò còn đi đón khách từ các tỉnh

khác, cấu kết với nhân viên kiểm vé để chui vé và đưa khách đi đò của mình, xin thêm tiền của khách ... điều này cho thấy việc quản lý dịch vụ này còn nhiều bất cập.

Bảng 2.7: Cơ cấu vé thắng cảnh và vé đò ở ĐĐDL Hương Sơn (áp dụng từ năm 2009) Hạng mục vé Giá trị (đồng) - Vé tham quan 30.000 Trong đó + Bảo hiểm : 500 - Vé đò bao gồm các loại:

+ Vé đò chất lượng cao tuyến Hương Tích: 35.000

Trong đó

+ Người vận chuyển 30.500

+ Chi phí in vé, tuyên truyền : 800

+ Chi phí bán vé: 250

+ Thuế: 3.450

+ Vé đò thông thường tuyến Hương Tích: 25.000

Trong đó

+ Người vận chuyển 22.000

+ Chi phí in vé, tuyên truyền : 550

+ Chi phí bán vé: 200

+ Thuế: 2.250

+ Vé đò tuyến Long Vân: 15.000

Trong đó

+ Người vận chuyển 11.000

+ Chi phí quản lý điều hành 4.000

+ Vé đò tuyến Tuyết sơn: 15.000

Trong đó

+ Người vận chuyển 11.000

+ Chi phí quản lý điều hành 4.000

Bảng 2.8: Thuế thu từ hoạt động vận chuyển ở ĐĐDL Hương Sơn từ 2006 – T12/2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Thuế thu từ hoạt động vận chuyển

840 1.969 2.609 2.839 2.925

Nguồn: Ban QLDTTC Hương Sơn

0 1000 2000 3000

Nam 2006 Nam 2007 Nam 2008 Nam 2009 Nam 2010

Thue tu VC

Thue tu VC

2. 3.4.3. Quản lý dịch vụ cáp treo chùa Hương.

Từ năm 2006, Công ty Cổ phần vận tải và du lịch Hương Sơn đã đưa vào khai thác hệ thống cáp treo. Hệ thống cáp treo đã phát huy được tác dụng trong việc giảm ách tắc. Tổng chiều dài tuyến cáp treo là 1.218 m, nối từ sau chùa Thiên Trù lên động Hương Tích, có vốn đầu tư 76 tỷ đồng (tại thời điểm đầu tư). Toàn tuyến có 32 cabin loại Omega III của Thuỵ Sĩ, công suất

chuyên chở 1.500 hành khách/giờ.

Từ Thiên Trù lên Hương Tích có ba ga, là ga Thiên Trù, ga Giải Oan và ga Hương Tích. Công tác quản lý dịch vụ này tốt hệ thống vận hành các cabin thường xuyên được bảo hành, bảo dưỡng; Tại các ga có đội ngũ bán vé và điều hành khoa học ít bị ách tắc

Bảng 2.9: Thống kê số lượng vé cáp treo bán qua các năm từ 2006 – T12/2010 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Số lượng vé cáp treo đã bán (vé) 283.300 414.285 428.570 457.142 380.800 Giá vé (nghìn đồng) 60.000 70.000 70.000 70.000 100.000

Nguồn: Ban QLDTTC Hương Sơn

2.3.4.4 Quản lý dịch vụ lưu trú

- Đối với các cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ... đủ điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú theo Luật du lịch và thông tư hướng dẫn đều tổ chức đoàn kiểm tra để hướng dẫn và xử lý các vi phạm.

- Đối với các hộ kinh doanh nhà trọ do UBND huyện cấp đăng ký kinh doanh mỗi năm một lần.

Tuy nhiên ở dịch vụ lưu trú vẫn xảy ra tình trạng mất vệ sinh, thiếu thốn trang thiết bị và hoạt động mang tính thời vụ, tự phát chưa tuân theo quy hoạch thống nhất.

2.3.4.5. Quản lý dịch vụ ăn uống.

Cũng như nhiều dịch vụ khác, đây cũng là dịch vụ do xã quản lý, tại những địa điểm như Thiên Trù hàng năm đều có tiến hành bốc thăm đấu thầu địa diểm bán hàng, các hộ kinh doanh phải nộp thuế môn bài cho chi cục thuế của huyện. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được quan tâm Hàng năm trung tâm y tế huyện kết hợp với xã tiến hành kiểm tra định kỳ đặc biệt là trong mùa vụ. Tuy nhiên vào vụ do đông khách nên vệ sinh các hàng ăn còn chưa đảm bảo, rác vứt bừa bãi, nước để rửa và nấu ăn không được kiểm soát... cộng với giá cả đắt đỏ dẫn đến một số lượng lớn khách du lịch tới đây vẫn mang theo đồ ăn từ nhà.

Nhìn chung về phương diện quản lý: trong vụ BQL ký hợp đồng với

Hương Sơn. Ngoài vụ UBND xã phát động nhân dân cùng làm. Tại khu vực này cũng có nhiều dự án đầu tư cho công tác vệ sinh môi trường của các ngành, các cấp (như tiến hành nạo vét suối Yến, kè đá dọc hai bên bờ, đặt thùng đựng rác trên thuyền...)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)