Về định hướng phát triển các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 81)

6. Bố cục của luận văn:

3.3.2. Về định hướng phát triển các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch

- Định hướng phát triển các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng tại Hương Sơn tạo lợi thế cạnh tranh bền vững so với các điểm đến khác:

Với các lợi thế về giao thông, ở gần thủ đô Hà Nội, với địa lý thắng cảnh độc đáo du lịch Hương Sơn có đầy đủ các yếu tố để phát triển thành một điểm du lịch hành hương, thăm quan, vui chơi có ý nghĩa quốc gia và quốc tế của vùng du lịch Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung.

Các cụm điểm du lịch: Căn cứ tiềm năng, sự phân bố tài nguyên du lịch

và các điều kiện liên quan, không gian du lịch Hương Sơn có ba cụm du lịch chính:

+ Cụm du lịch Hương Tích: Bao gồm các thôn Đục Khê, Yến Vĩ, Hội Xá và các đền chùa hang động ở phía Bắc và Nam núi Thiên Trù với các điểm du lịch: Thiên Trù, Hương Tích, Hinh Bồng, Long Vân...

+ Cụm du lịch Tuyết Sơn: Bao gồm các đền chùa, hang động, cảnh quan ở vùng núi Tuyết Sơn nằm ở phía Đông Nam núi Hương Tích.

+ Cụm du lịch sinh thái rừng núi và hồ.

Các tuyến du lịch: Định hướng tổ chức tuyến du lịch được xây dựng

trên cơ sở hiện trạng. Ở đây trong định hướng, ngoài tuyến du lịch Hà Nội - Vân Đình - Tế Tiêu - Đục Khê còn coi trọng tuyến du lịch dọc quốc lộ 21 về hồ Quan Sơn - Tế Tiêu - Cầu Hội, tạo thành hai tuyến du lịch chủ yếu.

Các sản phẩm du lịch chủ yếu:

+ Lễ hội, hành hương + Du lịch sinh thái

+ Du lịch nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, thư giãn cuối tuần + Du lịch thăm quan nghiên cứu văn hoá lịch sử

+ Du lịch vui chơi giải trí kết hợp với thể dục thể thao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)