Nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh và quản lý tại điểm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 75)

6. Bố cục của luận văn:

2.4.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh và quản lý tại điểm

trong cơ cấu kinh tế xã hội huyện Mỹ Đức, song chủ yếu là doanh thu từ khách nội địa, tỷ lệ doanh thu từ khách quốc tế còn rất ít.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn nghèo nàn, chất lượng phục vụ còn thấp và chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch còn đơn điệu và ít hấp dẫn nên số lượng khách du lịch quốc tế đến Hương Sơn còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của Hương Sơn, ngày lưu trú của khách rất ngắn dẫn đến doanh thu từ dịch vụ lưu trú cũng thấp.

- Tình trạng xây dựng các công trình và kiôt bán hàng còn tràn lan, mang tính chất tự phát chưa theo quy hoạch đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan và trật tự an ninh trong khu vực.

- Đội ngũ cán bộ - công nhân viên trong ngành du lịch còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ. Sự nhận thức của cộng đồng dân cư chưa cao.

- Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động thiếu đồng bộ và chưa đạt hiệu quả cao.

2.4.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh và quản lý tại điểm đến du lịch Hương Sơn: tại điểm đến du lịch Hương Sơn:

2.4.2.1.Nguyên nhân khách quan:

- Do lễ hội chùa Hương có thời gian kéo dài.

- Lượng khách về tham quan đông và dồn dập, nhất là vào sau tết Nguyên đán.

- Do cơ sở hạ tầng tại đây còn yếu kém và bất cập, chưa đấp ứng được nhu cầu của du khách.

- Do một số người dân địa phương nhận thức còn hạn chế khi tham gia phục vụ khách du lịch dẫn khách chốn lậu vé, tranh giành khách, bán khách... gây nên tình trạng mất trật tự an ninh.

2.4.2.2.Nguyên nhân chủ quan:

- Tình trạng phân tán, chia cắt về tổ chức quản lý, chưa có một bộ máy tổ chức, điều hành, quản lý thống nhất chung cho toàn khu vực.

- Sự phối hợp giữa các ngành chức năng và chính quyền địa phương trong công tác quản lý và khai thác chưa chặt chẽ, hoạt động thiếu hiệu quả.

- Việc quản lý và thực hiện quy hoạch điểm đến du lịch Hương Sơn còn nhiều yếu kém, triển khai các dự án đầu tư còn chậm.

- Chưa có những giải pháp điều hoà, phân phối lại lợi ích kinh tế giữa các đơn vị, cá nhân trong quá trình quản lý và khai thác nguồn tài nguyên du lịch.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên ngành du lịch còn hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn yếu kém.

- Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức kinh doanh du lịch và giữa các hộ kinh doanh địa phương.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội đã được phân tích và đánh giá dựa trên những hoạt động mà du lịch đã tập trung khai thác và đã làm được trong thời gian qua. Nghiên cứu dưới gốc độ phân tích từ điều kiện thực tế để phát triển du lịch bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phuc vụ du lịch và nhân tố con người (lực lượng lao động), đặc biệt là công tác quản lý du lịch, nhận định ra những thành công và hạn chế trong công tác quản lý để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, giúp cho du lịch Hương Sơn có hướng đi cụ thể, nhất định, thích hợp với xu thế hiện nay.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI HƯƠNG SƠN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)