Kiến nghị:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 104)

6. Bố cục của luận văn:

3.5. Kiến nghị:

- UBND thành phố Hà Nội xem xét xây dựng bộ máy tổ chức quản lý thống nhất chung cho toàn khu vực.

- UBND thành phố Hà Nội sớm xây dựng và ban hành quy hoạch chi tiết phát triển điểm đến du lịch Hương Sơn làm cơ sở cho việc quản lý và kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực của điểm đến.

- Sở VHTTDL Hà Nội tăng cường chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở giúp địa phương trong các công tác: Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về bảo vệ và phát triển điểm đến du lịch, về quản lý điểm đến du lịch, về đào tạo nguồn nhân lực cho điểm đến du lich…v.v,

- Sở VHTT&DL Hà Nội xem xét chuẩn hóa lại các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống... theo các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được nhà nước quy định

- UBND huyện Mỹ Đức chỉ đạo các ban, ngành ở địa phương tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định trong việc quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội ở chương 2, tác giả đã phân tích những điểm mà Hương Sơn đã làm được và chưa phát huy hết ưu thế. Đồng thời đề xuất các giải pháp trong nội dung chương 3.

Để hoàn thiện công tác quản lý tại điểm đến du lịch Hương Sơn tác giả đã phân tích công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn trong thời gian (2006-2010) và đi tìm nguyên nhân tại sao công tác quản lý ở đây còn nhiều bất cập dẫn đến sự phát triển thiếu bền vững để từ đó tác giả đề xuất những giải pháp đầu tư góp phần thúc đẩy phát triển điểm đến du lịch Hương Sơn cũng như công tác quản lý điểm đến du lịch Hương sơn .

KẾT LUẬN

Điểm đến du lịch Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội là một trong những khu du lịch nổi tiếng nhất của thủ đô. Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, thắng cảnh Hương Sơn là hạt nhân của vùng trọng điểm phát triển du lịch Hương Sơn - Quan Sơn. Thắng cảnh Hương Sơn với một hệ thống các công trình kiến trúc tôn giáo được xây dựng kết hợp với phong cảnh thiên nhiên rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, trong đó nổi bật nhất chính là lễ hội chùa Hương kéo dài hơn 3 tháng thu hút hàng trăm ngàn lượt khách hàng năm.

Trong những năm vừa qua, hoạt động du lịch ở Hương Sơn đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế văn hoá xã hội của địa phương như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng trưởng kinh tế từ đó có điều kiện giải quyết các vấn đề tiêu cực trong xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch ở Hương Sơn đang có những dấu hiệu tiêu cực đó là sự phát triển thiếu bền vững của du lịch, sự suy thoái của môi trường tự nhiên, kinh tế và văn hoá - xã hội... Tất cả là những dấu hiệu cho thấy Hương Sơn đang cần những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tại điểm đến du lịch Hương Sơn. Vấn đề đặt ra trong đề tài này là nghiên cứu những đặc điểm môi trường kinh tế văn hoá - xã hội và chính trị, đánh giá chúng trong mối quan hệ qua lại với hoạt động quản lý du lịch để từ đó xây dựng được một số giải pháp phát triển điểm đến du lịch Hương Sơn.

Xuất phát từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu hiện trạng quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn tác giả đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý du lịch tại điểm đến du lịch này với mục đích đóng góp vào việc phát triển du lịch Hương Sơn phát tương xứng với tiềm năng du lịch và vị trí, vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế xã hội nói

chung và du lịch Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan và chủ quan, các giải pháp nêu trên mới dừng lại ở mức độ đề xuất, gợi mở.

Bên cạnh đó, chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô vì mục đích phát triển điểm đến du lịch Hương Sơn bền vững.

Qua đây tác giả xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt đến TS Trịnh Xuân Dũng đã tận tình hướng dẫn về phương pháp khoa học và nội dung của đề tài. Đồng thời cung cấp những tài liệu quý báu giúp tác giả có thêm nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm khi thực hiện đề tài này.

Tập thể các anh, chị, em đồng nghiệp, bạn bè tại một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, bộ phận văn phòng; Phòng Quản lý Cơ sở Lưu trú; Phòng Quản lý Lữ hành; Phòng Quản lý Di sản Sở VHTT&DL Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thêm tài liệu, góp ý cho bài viết của tác giả.

Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, tập thể lớp CHDL6 đã hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn này.

Hà Nội, 11/2011.

Tác giả

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Báo cáo tóm tắt Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời ký 1995- 2010, Tổng cục Du lịch Việt Nam, 1997.

2. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch TP. Hà Nội thời kỳ 1997- 2010 và đến năm 2020, Sở Du lịch Hà Nội – UBND TP.Hà Nội, 1998.

3. Báo cáo thống kê huyện Mỹ Đức các năm (2006; 2007; 2008; 2009; 2010), UBND huyện Mỹ Đức.

4. Báo cáo tình hình hoạt động du lịch các năm từ 2006- 2010 (Sở Du lịch Hà Tây; Sở VHTT&DL Hà Nội)

5. Luật Du lịch – NXB Lao động – Xã hội,2006

6. Vũ Tuấn Cảnh, Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp quy hoạch phát triển du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 1/1995.

7. Trịnh Xuân Dũng, Chuỗi giá trị gia tăng của ngành du lich, Viết cho Viện Khoa học lao động, T4/2008.

8. Nguyễn Văn Đính, Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Thống Kê, 2000 9. Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa, Kinh tế Du lịch, NXB Lao động -

Xã hội.

10.Nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch sinh thái khu vực Ba Vì, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Sở Du lịch Hà Tây, 2002

11.Nguyễn Đình Hòe -Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, NXBĐHQGHN,2002. 12.Ngô Tất Hổ (Trần Đức Thanh và bùi Thanh Hương biên dịch), Phát triển

và quản lý du lịch địa phương, NXB Khoa học Bắc Kinh, 2000.

13.Nguyễn Hữu Khai- Vũ Thị Hiền, Các ngành dịch vụ Việt Nam, năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế, NXB Thống Kê, 2007

14.Quy hoạch phát triển du lịch thắng cảnh Hương Sơn ,Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 1998.

15.Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tây, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2001.

16.Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Sở VHTT&DL – UBND TP. Hà Nội, 2010

17.Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Viện nghiên cứu phát triển kinh tế, xã hội Hà Nội – UBND TP.Hà Nội, 2011.

18.Trần Đức Thanh, Nhập môn Khoa học Du lịch, NXB ĐHQGHN, 2000 19.Tiếp thị điểm đến, Bản tin Du lịch số tháng 7/2008

20.Tổng quan về các vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005.

21.Bùi Thị Hải Yến, Tài Nguyên Du lịch, NXB Giáo Dục, 2007

Tài liệu tiếng nước ngoài:

22. Developing a framework to evaluate ecotourism as a conservation an sustainable development tool – Megan Epler Wood.

23. Marketing du lịch ( dịch từ nguyên bản tiếng Pháp La marketing touristique) - Robert Langquar & Robert Hollier, 2002 – NXB Thế giới.

24. Protected area visitor fees ( Country Review) - Kreg Lindberg & Elizabeth Halpenny -2001.

25. Promotion of investments in tourism infrastructure – UNESCAP- 2001.

26. Pricing Policy for tourism in protected areas – Lesson from Komodo national park Indonesia - Matthew J. Walpole; Harold J. Goodwin; Kari G.R.Ward.

27. Tourism management and destination marketing programme – Vietnam Singapore training center - Initiative for ASEAN integation, 2003.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 104)