6. Bố cục của luận văn:
2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển điểm đến du lịch Hương Sơn
2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển điểm đến du lịch Hương Sơn. Hương Sơn.
2.1.1.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch. 2.1.1.1.Vị trí địa lý.
Điểm đến du lịch Hương Sơn thuộc địa phận 4 xã Hương Sơn, An Tiến, An Phú, Hùng Tiến huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội, cách trung tâm Nội khoảng 50 km. Phía bắc và đông thuộc địa phận thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Hà Tây cũ (nay là thành phố Hà Nội) Hương Sơn thuộc khu vực trọng điểm phát triển du lịch Hương Sơn - Quan Sơn.
2.1.1.2.Tài nguyên du lịch tự nhiên.
Điểm đến du lịch Hương Sơn có diện tích hơn 8.000 ha là khu vực thuộc về phần cuối của dải đá vôi kéo dài từ cao nguyên Sơn La, Mộc Châu, vùng đá vôi Ninh Bình, Hoà Bình đến tận bờ biển Nga Sơn, Thanh Hoá, đây chính là khu vực ranh giới giữa vùng núi và đồng bắng phía tây nam đồng bằng sông Hồng. Chính điều này đã tạo ra sự đa dạng về địa hình của điểm đến du lịch Hương Sơn với 3 nhóm địa hình chính là Nhóm địa hình nguồn gốc Karst; Nhóm địa hình nguồn gốc Karst xâm thực - tích tụ; Nhóm địa hình tích tụ aluvi. Vị trí tiếp giáp giữa vùng núi và đông bằng của châu thổ sông Hồng đã tạo cho Hương Sơn một hệ thống hang động đẹp hiếm có với những hang động nổi tiếng như Hinh Bồng, Long Vân... và đặc biệt là Hương Tích - động đã được chúa Trịnh Sâm phong "Nam thiên đệ nhất động" cùng những cảnh quan tự nhiên như thung, suối... đã đưa Hương Sơn trở thành một vùng cảnh quan hiếm có giữa vùng đồng bằng Sông Hồng.
Bên cạnh cảnh quan, Hương Sơn còn được thiên nhiên ban tặng một hệ sinh thái rất đa dạng. Hệ thực vật của Hương Sơn thuộc kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới là nơi cư trú và sinh sống của 350 loài thực vật thuộc 92 họ. Về động vật, khu vực Hương Sơn có 88 loài chim, 35 loài thú, 32 loài bò sát. Trong đó có những loài quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới như gà lôi trắng, trăn đất, ô rô vẩy, kỳ đà mốc...
Như vậy tiềm năng du lịch tự nhiên của Hương Sơn rất đa dạng phong phú phù hợp cho việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái, tham quan, leo núi, câu cá...
2.1.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn
Hương Sơn còn nằm trong một vùng văn hoá đặc sắc với các lễ tục và nếp sống thuần Việt, là một trong những chiếc nôi văn hoá và tâm linh truyền thống của người Việt Nam.
Nổi bật nhất trong tiềm năng du lịch nhân văn của Hương Sơn là lễ hội chùa Hương. Lễ hội đã có từ rất lâu, bắt đầu từ tháng giêng đến cuối tháng 3 âm lịch thu hút hàng vạn lượt khách. Hiện nay, lễ hội Chùa Hương được coi là lễ hội dài nhất và lớn nhất ở Việt Nam.
Tuy nhiên, tiềm năng có giá trị lớn nhất của Hương Sơn chính là sự kết hợp một cách hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên với hệ thống các công trình kiến trúc phật giáo và tín ngưỡng bản địa. Hệ thống các đền chùa ở điểm đến du lịch Hương Sơn thể hiện rõ nét nhất sức sáng tạo vô hạn của con người đồng thời đưa Hương Sơn trở thành một trong những thánh địa phật giáo lớn nhất của Việt Nam.
Như vậy tiềm năng du lịch nhân văn của điển đến du lịch Hương Sơn là một nguồn lực quý giá cho việc phát triển du lịch văn hoá, tâm linh, lễ hội...
2.1.2.Các điều kiện để phát triển các loại hình du lịch dựa trên cơ sở tài nguyên du lịch.
Với những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, Hương Sơn đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng không chỉ của huyện Mỹ Đức mà còn đối với thành phố Hà Nội. Đặc biệt điểm đến du lịch Hương Sơn đang gặp được những điều kiện thuận lợi trên cả phạm vi quốc tế lẫn trong nước.
Thứ nhất, xu hướng phát triển du lịch sinh thái, văn hoá đang là một trong những xu thế phát triển chính của du lịch thế giới. Theo tài liệu của tổ chức du lịch thế giới, du khách đi du lịch với mục đích sinh thái văn hoá đang là bộ phận chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số khách du lịch quốc tế trên thế giới. Những điểm đến mà họ ưa thích là những khu vực có nền văn hoá độc đáo, lâu đời, hệ sinh thái đa dạng trong đó hệ sinh thái của các nước nhiệt đới nơi có sư đa dạng sinh học được bảo tồn tốt hơn đang là nơi thu hút được nhiều du khách.
Thứ hai, đối với phạm vi quốc gia, với tiềm năng phong phú của mình, Tổng cục Du lịch đã đưa Hương Sơn vào danh mục các điểm du lịch chuyên đề quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam và Hương Sơn hiện nay đang nhận được khá nhiều nguồn hỗ trợ đầu tư cho các chương trình cải tạo hạ tầng cơ sở như nâng cấp cải tạo bến xe, nạo vét suối Yến.
Tất cả những xu thế quốc tế và trong nước cùng với tiềm năng phong phú là cơ sở để Hương Sơn phát triển du lịch nhanh chóng, hiệu quả và bền vững. Với những điều kiện thuận lợi như trên, phương hướng phát triển du lịch chủ yếu của khu vực Hương Sơn - Quan Sơn sẽ tập trung phát triển du lịch lễ hội kết hợp với du lịch sinh thái. Đồng thời cần phát triển nhiều loại hình sản phẩm du lịch mới như du lịch thể thao leo núi, du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng nghỉ cuối tuần... nhằm khai thác tiềm năng đa dạng của Hương Sơn bên cạnh sản phẩm du lịch lễ hội truyền thống. .
Dựa vào các tài nguyên du lịch của Hương Sơn những loại hình du lịch với các mục đích sau có thể coi là phù hợp với điểm đến du lịch Hương Sơn:
a. Du lịch lễ hội:
Như đã nói ở trên Hương Sơn nằm trong vùng văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc với các lễ tục và nếp sống thuần Việt, là một trong những chiếc nôi văn hoá và tâm linh truyền thống của người Việt Nam. Nổi bật nhất Hương Sơn có lễ hội chùa Hương không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà vượt ra ngoài phạm vi thế giới. Lễ hội bắt đầu từ tháng giêng đến cuối tháng 3 âm lịch thu hút hàng vạn lượt khách. Hiện nay, lễ hội Chùa Hương được coi là lễ hội dài nhất và lớn nhất ở Việt Nam nên phát triển loại hình du lịch lễ hội là rất phù hợp tại điểm đến du lịch này.
b. Du lịch tham quan:
Khu vực 1: Tại các đỉnh núi đá vôi với hệ sinh thái rừng thứ sinh, tuy
các cây gỗ lớn đã ít nhiều bị chặt phá nhưng sinh cảnh rừng còn khá, có thể sử dụng phục vụ cho quan sát, tham quan nghiên cứu sinh cảnh rừng. Nếu như kết hợp đưa vào phục hồi các loài động vật đặc trưng cho vùng núi đá vôi như khỉ, sóc, sơn dương, trăn thì sẽ vừa phục hồi được hệ thống động vật khu vực, bảo vệ đa dạng sinh học, vừa làm tăng thêm mức độ hấp dẫn, sinh động của tuyến du lịch.
Khu vực 2: Tại các vùng đỉnh núi đá vôi với hệ sinh thái cây bụi bỏ
hoang có thể sử dụng để ươm trồng các cây ăn quả đặc sản vùng núi đá vôi như mơ, mận, đào.... hoặc trồng các loại cây si, đa... tạo quan cảnh đẹp, vừa phục vụ tham quan ngắm cảnh, vừa khai thác thế mạnh kinh tế cho địa phương.
Khu vực 3: Tại các khu vực có bề mặt đỉnh khá bằng phẳng có thể sử
dụng lợi thế dáng vẻ cheo leo và tầm quan sát rộng, để ngắm nhìn trời đất bao la, ngắm ban mai, hoàng hôn... cùng với hình ảnh các sư gia ngồi thiền nhập đạo
ở các bãi đá bằng phẳng để nhấn mạnh gíá trị tâm linh của khu vực giúp cho các du khách hiểu biết thêm về đạo Phật với tiềm thức trở lại với cội nguồn.
Khu vực 4: Tại các thung lũng Karst với rừng thứ sinh trong trạng thái
phát triển với các trảng cây bụi, đồng cỏ hoang trong các thung lũng đá vôi với các vùng bậc thềm dưới chân núi có thể sử dụng để lập các trang trại, vườn sinh thái hay trang trại hỗn hợp vườn và khu chăn nuôi các loại động vật như hươu nai, các loại bò sát..., ươm trồng các cây ăn quả đặc sản hoặc các trại thực nghiệm để vừa phục vụ cho tham quan nghiên cứu khoa học, vừa bảo toàn đa dạng sinh học, vừa giải quyết kinh tế cho địa phương.
Khu vực 5: Tại các khu vực có mặt nước đầm hồ, suối nước có thể cải tạo hệ thống kênh mương tạo thành tuyến du lịch liên hoàn cho khách có thể đi tham quan quang cảnh khu vực trên mặt nước. Tại các đảo hay bãi nổi mép nước, có thể cho xây các vọng đài cho khách ngắm nhìn và tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên của khu vực
c. Du lịch thám hiểm:
Tại các khu vực 1, 2, 3 với lợi thế về chiều cao của các đỉnh núi và sự đa
dạng của thảm thực vật bao phủ, có thể sử dụng để phát triển du lịch leo núi cho các du khách thích cảm giác mạnh, bị chinh phục bởi dáng vẻ cheo leo hiểm hóc của các đỉnh núi đá vôi.
d. Du lịch điền dã:
Tại khu vực 4 với các trang trại, vườn cây, chuồng thú có thể phát triển hình thức du lịch điền dã cho các du khách thích khung cảnh đồng quê đơn sơ mộc mạc, gắn bó cuộc sống với thiên nhiên.
đ. Du lịch nghỉ dưỡng: Tại các khu vực 4, 5 trên các bậc thềm ở chân
núi hay tại các vùng ven hồ, trên các đảo nổi trên đầm nước có thể xây dựng các khu nghỉ dưỡng với các mô hình kiến trúc hoà hợp để du khách có thể nghỉ ngơi, thư giãn trong khung cảnh sông núi bao quanh, hoà mình với thiên nhiên.
e.. Du lịch thể thao: Trên tất cả các khu vực địa hình của vùng này đều
có thể phát triển các loại hình thể thao thích hợp để phục vụ du khách như leo núi, dã ngoại, cưỡi ngựa, các môn thể thao nước...
f. Vui chơi giải trí: Tại các khu vực tập trung đông dân, du khách như
khu dân cư, bến xe, điểm dịch vụ... có thể phát triển các loại hình vui chơi giải trí để thu hút du khách sau khi đã đi vãn cảnh chùa, tuy nhiên cần lưu ý rằng đây là khu vực tôn nghiêm mang nặng ý nghĩa tâm linh nên các hoạt động cần lưu ý để phù hợp như cờ người, chọi gà, ném còn, đấu vật..., vừa mang ý nghĩa vui chơi giải trí, vừa mang đậm nét truyền thống văn hoá của dân tộc.