Kinh nghiệm xây dựng và quản lý điểm đến du lịch của Bungari

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 34)

6. Bố cục của luận văn:

1.4.1. Kinh nghiệm xây dựng và quản lý điểm đến du lịch của Bungari

Đầu những năm 60, Bungari xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa với mô hình nông - công nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp của nước này không chỉ đủ nuôi 8 triệu dân, xuất khẩu sang các nước trong khối cộng đồng kinh tế chung (SEV), mà còn thừa sản phẩm. Chính vì vậy, trong đường lối phát triển kinh tế-xã hội của mình họ đã xác định phải phát triển du lịch quốc tế để thực hiện “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm nông nghiệp. Trong điều kiện của thế giới mặc dù hòa bình nhưng vẫn còn những mâu thuẫn đối kháng giữa 2 phe,cho nên họ đã xác định phát triển du lịch quốc tế phải gắn liền với việc bảo vệ an ninh quốc gia và an toàn xã hội. Nhằm thực hiện được những mục tiêu này, họ đã quy hoạch và xây dựng 5 khu du lịch lớn, trong đó có 3 khu du lịch ở vùng biển và 2 khu du lịch ở vùng núi. Đặc điểm của những khu du lịch này là có một diện tích lớn (trên 1.000 ha), xa nơi dân cư, nhưng điều kiện về hạ tầng cơ sở kỹ thuật rất hoàn chỉnh. Có sân bay hoặc cảng biển quốc tế, đường giao thông thuận tiện, điện, nước, thông tin liên lạc đầy đủ. Về sức chứa khách, mỗi một khu có khoảng 10.000 buồng trong các cơ sở lưu trú đa dạng từ khách sạn hạng cao như 5 sao, cho đến các bungalows và bãi cắm trại (camping) để thoả mãn các nhu cầu đa dạng của khách về lưu trú. Trong các khu này có đầy đủ các cơ sở dịch vụ phục vụ khách như: các loại nhà hàng,các cơ sở giải trí (ca nhạc dân tộc, các trò chơi dân gian vũ trường,casio,bowling.v.v), các loại hình thể thao, các loại hình chữa bệnh (bằng nước khoáng, bằng bùn, bằng nước biển..v.v); các cơ sở bán hàng không chỉ những hàng hoá do nội địa sản xuất mà cả những hàng hoá do nước ngoài sản xuất, đặc biệt là những hàng hoá về thủ công mỹ nghệ truyền thống. Về thu hút khách nước ngoài đến các khu du lịch này, ngoài việc họ có các

đại diện du lịch tại các nước có nguồn khách lớn như: Đức, Anh, Pháp..v.v, thì việc khách muốn nghỉ tại các khu du lịch này rất dễ dàng. Khách mua chương trình nghỉ dưỡng hoặc du lịch trọn gói trong đó có cả thị thực nhập cảnh vào khu du lịch. Từ khu du lịch, khách muốn đi tham quan những nơi khác thì lại phải mua các chương trình du lịch do khu du lịch tổ chức và phải đi theo đoàn và có hướng dẫn viên đi hướng dẫn. Chúng ta có thể hình dung những khu du lịch này là những nơi chứa khách lớn (hồi đó dân số của Bungari là 8 triệu người, nhưng số lượng khách du lịch quốc tế đến hàng năm cũng gần 8 triệu lượt người) và từ khu du lịch này họ đưa khách đi tham quan theo những tuyến du lịch nhất định. Đây chính là các van điều tiết khách theo chủ định của các nhà tổ chức du lịch để đưa khách đi tham quan các điểm du lịch đã được quy hoạch, đầu tư và nâng cấp có đủ những điều kiện đón tiếp và phục vụ khách. Thông qua mô hình này có thể rút ra được những kinh nghiệm là: việc xây dựng các khu du lịch lớn xa cách nơi dân cư vừa đảm bảo an ninh,nhưng cũng vừa đảm bảo giữ gìn được trật tự xã hội; tạo ra một thị trường tiêu thụ lớn,tập trung cho các ngành tiêu thụ sản phẩm của mình đặc biệt là những sản phẩm nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ; về mặt kinh tế- hàng hoá bán trong các khu du lịch đắt hơn bên ngoài xã hội, nhưng khi có một số lượng lớn khách quốc tế đến không ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân; về mặt du lịch tạo ra cho khách những chương trình du lịch đa dạng, độc đáo, hấp dẫn nhưng có chủ đích của nhà kinh doanh cũng như những người tổ chức. Đảm bảo chất lượng phục vụ khách cũng như danh tiếng và uy tín của du lịch, bởi vì trong những khu du lịch, hầu hết cán bộ, nhân viên phục vụ đều được huấn luyện và đào tạo nghiệp vụ chuyên môn tốt, ngay cả ở các điểm du lịch mà khách thường xuyên đến thăm cộng đồng dân cư ở đây cũng được giáo dục về ý thức phục vụ khách. Mặt khác, mỗi một đợt khách đến du lịch tại đây họ chỉ được đi một chương trình du lịch nhất định và luôn tạo ra sự hứng thú, sự thu hút khách đến những lần sau.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)