Công tác quản lý tài nguyên môi trường tại điểm đến du lịch Hương Sơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 71)

6. Bố cục của luận văn:

2.3.7. Công tác quản lý tài nguyên môi trường tại điểm đến du lịch Hương Sơn.

thông tin này rất bổ ích không chỉ đối với du khách có mục đích tham quan, đi lễ hội mà còn cần thiết cho các nhà đầu tư, kinh doanh.

Qua đây ta cũng thấy việc tuyên truyền giới thiệu về điểm đến du lịch Hương Sơn không chỉ là của riêng ngành Du lịch mà còn là sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều tổ chức nhằm đưa du lịch Hương Sơn ngày một phát triển.

2.3.7. Công tác quản lý tài nguyên môi trường tại điểm đến du lịch Hương Sơn. Hương Sơn.

2.3.7.1. Công tác quản lý tài nguyên môi trường tự nhiên.

- Về tài nguyên: Như trên đã nói điểm đến du lịch Hương Sơn có hệ thống tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng song việc phân cấp quản lý cũng như sự phối kết hợp quản lý giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ và hiệu quả nên dẫn đến tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị huỷ hoại.

- Về vệ sinh môi trường: Nổi bật tại điểm đến du lịch Hương Sơn về vệ sinh môi trường đó là không khí, nước và rác thải.

+ Về môi trường không khí:

Do lượng khách tới Hương Sơn rất đông đặc biệt là dồn về cùng một thời gian trong mùa lễ hội nên tại đây đã bị ảnh hưởng rất lớn về tiếng ồn động cơ, khói bụi và các loại khí thải. Tại các điểm dịch vụ ăn uống hầu hết là sử dụng than đá, bột đá, củi... để đun nấu do đó mà lượng khi CO và CO2 thải ra là rất lớn. Ngoài ra do nhu cầu tâm linh nên lượng hương cắm ở các đền, chùa, hang động.... nhiều do đó đã gây nên một sự ô nhiễm không khí nặng nề

và còn phá huỷ những cảnh quan thiên nhiên đã có. Để khắc phục tình trạng trên trong thời gian qua nhiều ngành đã phối hợp để giải quyết, trong đó cơ bản là giải quyết tình trạng ách tắc giao thông tại các điểm đầu mối vào chùa Hương và từ Thiên Trù đi động Hương Tích nhằm giảm bớt ô nhiễm, tạo sự thông thoáng cho người đi lại. Cụ thể đã đầu tư mở rộng nâng cấp mở rộng đường giao thông, sử dụng các tình nguyện viên hướng dẫn khách. Đối với các đền, chùa, hang động... có biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho du khách chỉ thắp hương theo đoàn hoặc chỉ thắp một nén hương để tỏ lòng thành tâm đồng thời làm sạch và thông thoáng các khu vực thờ cúng như đặt nón sắt tại các bát hương nhằm giảm sự ô nhiễm, tạo cảm giác dễ chịu mà vẫn giữ được vẻ tôn nghiêm.

+ Môi trường nước:

Có thể nói trong thời gian qua không chỉ có điểm đến du lịch Hương Sơn mà rất nhiều các khum điểm du lịch khác vấn đề về nước (nước sạch và nước thải) còn nhiều bất cập. Tình trạng xả rác thải xuống lòng suối Yến, dọc đường đi là rất phổ biến. Tại các khu vực dân cư đã có nhiều hộ dùng giếng khoan nhưng lại không chú ý xử lý nước thải mà cho tự thấm, các khu dịch vụ lại gần chuồng trại chăn nuôi, các công trình vệ sinh chưa đủ tiêu chuẩn nên rất gây ô nhiễm. Tại một số khu vực như sân Thiên Trù có nhiều hàng quán ăn uống, nghỉ chân tạm thời song việc cung cấp nước sạch lại bị hạn chế, nước thải phần lớn cho tự chảy theo các triền núi do đó đã làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm của khu vực này.

Trong những năm gần đây vấn đề đảm bảo vệ sinh, giảm ô nhiễm môi trường nước cho điểm đến du lịch Hương Sơn đã được tích cực triển khai, hàng năm Ban quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn đều tổ chức vớt rác, rong rêu, nạo vét lòng suối Yến, thu gom rác trên đường đi... Song vấn đề vệ sinh môi trường của khu vực vẫn chưa được giải quyết triệt để.

+ Môi trường rác thải:

Theo ước tính trung bình mỗi khách đi du lịch chùa Hương thải ra khoảng 0,5 kg rác/ngày thì mỗi ngày tại khu du lịch chùa Hương sẽ phải xử lý một lượng rác từ 2-3 tấn. Thời gian vừa qua song song với việc đầu tư cho thu gom xử lý rác tại Hương Sơn còn mở rộng công tác tuyên truyền giáo dục người dân địa phương và khách tham quan có ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi. Trong nội bộ khu vực và dọc các tuyến tham quan, các điểm dịch vụ đều bố trí các thùng đựng rác và thu gom thường xuyên.

Nhìn chung về phương diện quản lý vệ sinh môi trường tại khu vực này:

trong vụ BQL di tích thắng cảnh Hương Sơn ký hợp đồng với công ty TNHH Yến Hương chịu trách nhiệm quản lý công tác vệ sinh tại Hương Sơn. Ngoài vụ UBND xã phát động nhân dân cùng làm. Tại khu vực này cũng có nhiều dự án đầu tư cho công tác vệ sinh môi trường của các ngành , các cấp (như tiến hành nạo vét suối Yến, kè đá dọc hai bên bờ, đặt thùng đựng rác trên thuyền...). Do đó có thể nói trong thời gian qua công tác vệ sinh môi trường tại khu vực này có rất nhiều tiến triển tuy vậy vẫn còn nhiều hạn chế đòi hỏi cần phải có những biện pháp đồng bộ và toàn diện hơn.

2.3.7.2. Quản lý tài nguyên môi trường nhân văn.

Điểm đến du lịch Hương Sơn nổi bật với loại hình du lịch văn hoá -lễ hội. Trong nhiều năm việc giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên này đã được chú trọng như đầu tư cho việc mở các lễ hội, nâng cấp một số di tích cảnh quan, giáo dục cho du khách có ý thức bảo vệ các nơi tôn nghiêm.

2.3.8.Quản lý về trật tự an ninh xã hội.

Trong vụ việc quản lý an ninh trật tự tại đây do Ban tổ chức lễ hội chùa Hương chịu trách nhiệm trong đó có sự tham gia của cả công an thành phố, huyện và xã. ngoài vụ công tác này được giao cho công an xã.

Tình hình an ninh xã hội tại Hương Sơn trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hiện tượng không lành mạnh, gây tâm lý bất an và tạo cảm giác không an toàn cho du khách. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng trên là do công tác quản lý tại đây còn lỏng lẻo, không có sự thống nhất đồng bộ giữa các cấp quản lý.

Các đoạn đường thường xuyên xảy ra tình trạng ách tắc giao thông, đoạn từ núi Chấn Song, đoạn dốc dưới chân đền Cửa Võng, đây là những đoạn đường hiểm trở khó đi nhất và cũng là đoạn đường có nhiều kẻ gian lợi dụng để móc túi, trộm cắp tài sản, tư trang của du khách.

Ngoài ra do tình trạng khách du lịch đến tập trung đông vào mùa lễ hội cộng với tác động tiêu cực do một phần trong số họ gây ra; và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình an ninh trật tự tại đây trở lên phức tạp, môi trường cảnh quan thiếu lành mạnh. Đó là những hiện tượng buôn thần bán thánh, mê tín dị đoan..., một số du khách thiếu ý thức về cách ăn mặc nơi đất Phật, tình trạng xen lấn xô đẩy trong động Hương Tích không những gây lộn xộn, mất trị an mà còn làm giảm giá trị thiêng liêng của khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.

2.4. Những thành công, hạn chế và nguyên nhân:

2.4.1. Đánh giá chung về hiện trạng hoạt động kinh doanh và quản lý của điểm đến du lịch Hương Sơn .

- Tuy thời gian vừa qua lượng khách du lịch đến Hương Sơn có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm không nhiều, nhưng tương đối ổn định. Tuy nhiên cũng thể hiện một xu thế là khách đi về trong ngày chiếm phần lớn, ít lưu trú lại.

- Hoạt động du lịch tại điểm đến du lịch Hương Sơn bị ảnh hưởng nhiều do tính mùa vụ, lượng khách dồn nhiều vào thời gian lễ hội, từ tháng 4 âm lịch trở đi hầu như không có khách.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)