6. Bố cục của luận văn:
3.4.2. Những lĩnh vực đầu tư trong điểm đến du lịch
3.4.2.1. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng trong điểm đến du lịch.
Hiện tại Hương Sơn chỉ đơn thuần là khu lễ hội, hành hương lớn. Tuy nhiên căn cứ vào các tiềm năng du lịch ở Hương Sơn cần đầu tư, khai thác phát triển các loại hình du lịch sau:
+ Du lịch sinh thái
+ Du lịch nghỉ ngơi, thư giãn cuối tuần
+ Du lịch tham quan nghiên cứu, văn hoá, lịch sử + Du lịch vui chơi giải trí kết hợp với thể thao.
Căn cứ vào tiềm năng, sự phân bố tài nguyên và các điều kiện có liên quan, tổ chức không gian du lịch Hương Sơn sẽ bao gồm các khu chức năng chính là:
Khu đón tiếp: bao gồm toàn bộ khu bến đò Yến Vĩ, khu dân cư và dịch vụ tư nhân (3 thôn Đục Khê, Yến Vĩ, Hợi Xá), khu Đền Trình và một phần
núi Ngũ Nhạc: diện tích 100ha, đây là đầu mối đi các khu chức năng khác.
Cụm du lịch tham quan, lễ hội Hương Tích với diện tích 900ha: Bao gồm các đền chùa hang động phía Bắc Thiên Trù, Hương Tích, Giải Oan, dịch vụ du lịch, khu nghỉ dưỡng, khu dự trữ phát triển, rừng cảnh quan, rừng bảo vệ...
Cụm du lịch tham quan lễ hội Hinh Bồng, Long Vân, Động Người Xưa, diện tích hơn 400ha, gồm khu đền chùa, dịch vụ du lịch, rừng cảnh quan và rừng bảo vệ.
Cụm du lịch tham quan lễ hội Tuyết Sơn: Bao gồm các đền chùa, hang động, cảnh quan vùng núi Tuyết Sơn nằm ở Đông Nam núi Hương Tích, diện tích toàn khu gần 300ha.
Khu du lịch sinh thái rừng: Nằm giữa khu Thiên Trù và khu Long Vân, Hinh Bồng; diện tích hơn 2000ha vùng đệm phòng hộ 500ha gồm các rừng cây hoang dã, các thung mơ, các bãi đất ở trung tâm dãy núi Hương Tích.
Cụm du lịch sinh thái hồ là cầu nối giữa khu Hương Tích và khu Tuyết Sơn: diện tích 150ha và không gian đệm 200ha.
Khu trung tâm đón tiếp, dịch vụ du lịch:
* Vị trí:
- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã xác định, trung tâm đón tiếp của điểm đến du lịch Hương Sơn, gồm các thôn Đục Khê, Hội Xá, Yến Vĩ với diện tích hơn 100ha.
- Ranh giới khu trung tâm đón tiếp, dịch vụ được xác định: Đông giáp sông Đáy, Bắc giáp thôn Hội Xá, Tây giáp đền Trình, Nam là đất thổ canh của xã Hương Sơn.
* Mục tiêu:
1. Phát triển khu vực thành một trung tâm dịch vụ du lịch với chức năng: đón tiếp lưu trú, phục vụ... cho mọi đối tượng khách hành hương và khách du lịch.
2. Đảm bảo việc giải quyết cơ bản tình trạng ách tắc giao thông cả đường bộ và đường thuỷ cho khu vực lễ hội tồn tại từ trước đến nay.
3. Điều hoà lợi ích của 3 thôn: Đục Khê, Hội Xá, Yến Vĩ trong việc khai thác dịch vụ tư nhân cho lễ hội Hương Tích và các hoạt động du lịch ở đây.
* Cơ cấu, phân khu chức năng: Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, căn cứ
vào nhu cầu và thực trạng của khu vực, khu đón tiếp bao gồm các công trình với chức năng sau:
1. Dịch vụ công cộng phục vụ du lịch. 2. Bến thuyền
4. Bến ôtô
5. Khu dân cư và dịch vụ tư nhân (nhà ở + dịch vụ tư nhân phục vụ du lịch và các công trình công cộng như trường học, trạm ytế, nhà trẻ...).
Khu bến Thiên Trù:
* Vị trí: Trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã xác định. Khu lễ hội dịch vụ
Thiên Trù là trung tâm đón khách và dịch vụ quan trọng trong cả tuyến hành hương, du lịch lên động Hương Tích.
* Mục tiêu:
- Giải toả những công trình dịch vụ rải rác hiện nay trước các sân chùa thành khu tập trung trước khi vào Thiên Trù.
- Góp phần tránh sự ách tắc thường xảy ra ở khu bến thuyền
- Trợ giúp cho khách hành hương bằng cách hiện đại hoá phương tiện vận chuyển và nâng cấp hệ thống dịch vụ ở khu này.
* Cơ cấu, phân khu chức năng: Qua các phương án so sánh và dựa vào
mục tiêu cũng như thực trạng khu vực. Dự án chọn ra một phương án phân khu chức năng tối ưu như sau:
1. Khu di tích lễ hội Thiên Trù. 2. Khu cây xanh cảnh quan.
3. Khu nghỉ dân dã và ngắn ngày (trong thời gian lễ hội). 4. Khu nghỉ cao cấp và dài ngày (quanh năm).
5. Khu đón tiếp, dịch vụ (dịch vụ hương, hoa và dịch vụ ăn uống). 6. Khu dự trữ phát triển.
7. Khu du lịch sinh thái hồ:
* Vị trí: Phía Nam Suối Yến * Mục đích:
. Xây dựng điểm đến du lịch với các loại hình du lịch mang tính chất riêng, làm phong phú các sản phẩm du lịch tại điểm đến.
. Giảm sức ép của lượng du khách đối với khu đền chùa phía Bắc và phía Nam trong mùa lễ hội.
. Tăng khả năng thu hút khách quanh năm.
* Các loại hình du lịch:
. Các loại hình du lịch sinh thái: . Camping, câu cá
. Thưởng thức các món ăn đặc sản . Du lịch cuối tuần
. Rotel (nhà nghỉ lưu động).
Khu du lịch sinh thái rừng:
* Vị trí: Bao gồm các thung mơ, các rừng cây hoang dã nằm xen kẽ
giữa hai khu đền chùa ở phía Bắc và phía Nam.
* Mục đích: Làm đa dạng và tăng tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch trong
vùng nhằm thu hút khách quanh năm và kéo dài thời gian lưu trú của khách.
* Yêu cầu: Đảm bảo việc xây dựng các công trình ở điểm đến du lịch này
không phá vỡ cảnh quan tự nhiên.
* Các loại hình du lịch: Chủ yếu là các loại du lịch sinh thái.
. Du lịch điền dã . Du lịch leo núi...
3.4.2.2. Đầu tư các cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch
Hiện nay điểm đến du lịch Hương Sơn có khoảng 200 phòng khách sạn (không kể các nhà trọ tư nhân). Tuy nhiên các phòng khách sạn này đều không đạt tiêu chuẩn xếp hạng. Do vậy cần tập trung đầu tư để nâng cấp các phòng khách sạn hiện có để đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1-2 sao (chủ yếu cho khách nghỉ qua đêm), ngoài ra có thể xây dựng một số bungalow, camping... để phục vụ khách nghỉ trong ngày. Giai đoạn này cần tập trung đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình (như cơ sở hạ tầng, bến bãi...), các cơ sở
vui chơi giải trí, thể thao, các cơ sở dịch vụ khác với quy mô thích hợp để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu khách du lịch. Giai đoạn 2011 - 2020, khu vực Hương Sơn cần xây dựng mới thêm khoảng 400 phòng khách sạn đủ tiêu chuẩn xếp hạng từ 1-3 sao.
3.4.2.3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch tại Hương Sơn:
Quản lý là hoạt động giữa con người với con người do đó vai trò của con người trong hoạt động quản lý du lịch rất quan trọng. Vấn đề con người là vấn đề có tầm chiến lược, chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống quản lý nhà nước, quyết định hiệu quả của hoạt động này. Con người ở đây chính là đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý... những người trực tiếp điều hành các hoạt động du lịch trên địa bàn Hương Sơn. Nhất thiết phải xây dựng, đào tạo ngay từ giai đoạn hiện tại nhằm chuẩn bị cho tương lai đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu đặt ra, có tư cách đạo đức, yêu nghề, hiểu biết về điều kiện thực tế của thành phố, về các quy luật vận động của du lịch, về những tác động của du lịch đối với môi trường tự nhiên, kinh tế và văn hoá - xã hội... Giải pháp này cần tập trung vào một số phương hướng:
- Phải quán triệt trong tất cả các cấp, các ngành quan điểm coi con người là yếu tố quan trọng, có tính quyết định trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy du lịch phát triển.
- Tiến hành tổng kết, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động du lịch từ huyện cho đến địa phương, đặc biệt là đội ngũ cán bộ của Ban quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn, để nắm bắt toàn diện các mặt về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, xem xét các mặt mạnh yếu... để từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp với điều kiện thực tế của điểm đến du lịch Hương Sơn.
- Đổi mới chính sách tạo nguồn và đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý; nâng cao chất lượng đào tạo, cải tiến nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo
hướng trọng tâm vào những kiến thức cơ bản cần thiết và phù hợp với yêu cầu quản lý hoạt động du lịch ở Hương Sơn.
- Đồng thời, cần xây dựng cơ chế đãi ngộ thoả đáng nhằm thu hút những cán bộ có năng lực chuyên môn, tạo ra động cơ vật chất khuyến khích sự cống hiến một cách xứng đáng. Đây chính là yếu tố cơ bản để đảm bảo cho các giải pháp nêu trên được thực hiện đạt hiệu quả.
- Về phía Sở VHTT&DL Hà Nội cũng như Ban Quản lý Hương Sơn cần tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ và văn minh thương mại cho người lao động trong khu vực. Theo tác giả hình thức tổ chức thích hợp nên tổ chức dưới hình thức các khóa ngắn hạn để phù hợp với tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch cũng như tính chất ngắn hạn của lao động ở Hương Sơn