Định hướng phát triển:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 77)

6. Bố cục của luận văn:

3.1.2. Định hướng phát triển:

3.1.2.1. Định hướng phát triển không gian du lịch Hà Nội

- Khu vực Trung tâm: bao gồm các quận nội thành và các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, Từ Liêm và Gia Lâm tập trung phát triển các sản phẩm chủ yếu như du lịch MICE, dịch vụ vui chơi giải trí, thương mại, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, du lịch làng nghề...

- Khu vực Ba Vì - Sơn Tây: tập trung phát triển du lịch sinh thái kết hợp khai thác các giá trị văn hoá ở Sơn Tây; Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ. Tại khu vực này sẽ tập trung phát triển các loại hình lưu trú gắn với thiên nhiên như các khu resort, biệt thự du lịch, bãi cắm trại… nhằm giảm tải cho khu vực trung tâm.

- Khu vực Hương Sơn - Mỹ Đức khai thác du lịch lễ hội kết hợp với du lịch sinh thái. Tập trung các hoạt động du lịch tại Hương Sơn và hồ Quan Sơn. Bên cạnh đó sẽ phát triển các hoạt động du lịch tại các làng nghề du lịch tại các huyện như: Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa.

- Khu vực Sóc Sơn - Mê Linh: tập trung khai thác các điểm du lịch sinh thái, vui chơi giải trí; đặc biệt tập trung vào các điểm di tích lịch sử quan trọng như Cổ Loa, đền Gióng, đền thờ Hai Bà Trưng…

3.1.2.2. Định hướng phát triển về loại hình và sản phẩm du lịch

- Du lịch văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng:

+ Các di tích lịch sử - văn hóa, công trình kiến trúc công cộng. + Các công trình kiến trúc tôn giáo, tâm linh.

+ Khai thác các lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch.

+ Gắn kết các hoạt động du lịch tại các bảo tàng trên địa bàn Hà Nội.

- Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực.

- Du lịch MICE.

- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần.

- Bên cạnh các sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội trên, trong những năm tới cần đẩy mạnh việc liên kết tạo ra các sản phẩm du lịch liên vùng…

3.1.2.3. Định hướng phát triển thị trường mục tiêu:

- Thị trường khách du lịch tham quan các điểm di tích, lịch sử, danh lam thắng cảnh chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 60% tổng số khách du lịch quốc tế của Hà Nội).

- Thị trường khách du lịch công vụ, Du lịch MICE: chiếm khoảng 30% trong tổng số khách du lịch quốc tế.

- Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực.

- Thị trường khách du lịch sinh thái và vui chơi giải trí: Mục tiêu từ năm 2020 trở đi đưa tỷ trọng thị trường này chiếm khoảng 50% tổng số khách du lịch nội địa.

3.1.2.4.Định hướng đầu tư phát triển

- Chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

- Tiếp tục ban hành cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính để thu hút nguồn vốn xã hội hóa xây dựng các sản phẩm du lịch cao cấp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)