Kinh nghiệm xây dựng và quản lý điểm đến du lịch của Indonexia

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 36)

6. Bố cục của luận văn:

1.4.2. Kinh nghiệm xây dựng và quản lý điểm đến du lịch của Indonexia

Indonexia.

Trong những năm 70-80 của thế kỷ trước, đất nước Inđônêxia gặp những khó khăn về kinh tế đặc biệt là hòn đảo Bali. Inđônêxia đã có chủ trương phát triển du lịch quốc tế tại hòn đảo này để làm điểm nhấn cho sự phát triển du lịch của cả nước. Họ đã nhờ Tổ chức du lịch quốc tế (WTO),quy hoạch hòn đảo này thành một trung tâm du lịch, trung tâm hội nghị quốc tế lớn không chỉ của khu vực mà cả thế giới. Về mặt quy hoạch, họ không chỉ quy hoạch các cơ sở phục vụ du lịch mà cả cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Trước hết, ở đây xây dựng một sân bay quốc tế lớn, một cảng quốc tế để đón khách du lịch từ bốn phương. Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, các khách sạn và các công trình phục vụ du lịch ở đây xây dựng không được cao quá ngọn cây dừa. Thông qua quy hoạch chi tiết, nhà nước đã kêu gọi các tập đoàn khách sạn lớn vào đầu tư với một chính sách hết sức ưu đãi. Khi khu du lịch đưa vào hoạt động, chính phủ đã quyết định miễn thị thực cho công dân của 40 nước đến du lịch và nghỉ dưỡng tại Bali và nơi đây đã thực sự trở thành một nơi chứa khách lớn của Inđônêxia. Hàng năm, Bali đã đón tiếp và phục vụ trên 2 triệu khách du lịch quốc tế, đồng thời Bali là niềm tự hào về du lịch của người dân Inđônêxia.

Còn có thể lấy rất nhiều những ví dụ khác về việc nhận thức và xây dựng các khu du lịch, các tuyến du lịch và các điểm du lịch.Điều cơ bản và trước hết đó là phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và chính sách phát triển du lịch của mỗi nước để xây dựng một chiến lược tổng thể phát triển du lịch.Chiến lược này nằm trong và phục vụ cho việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Có đường lối chiến lược mới có quy hoạch phát triển, đầu tư và khai thác các tiềm năng du lịch. Đó là một nguyên lý chung mà bất cứ một quốc gia, một ngành nào đó phải thực hiện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Toàn bộ chương 1, đi đến một số kết luận cơ bản sau:

Thứ nhất: Điểm đến du lịch (Tourism Destination) là một khái niệm

rất rộng trong hoạt động kinh doanh du lịch, là nơi có sức hấp dẫn và có sức thu hút khách du lịch. Điểm đến du lịch dựa vào tài nguyên du lịch, nhưng không phải tài nguyên du lịch nào cũng được khai thác để trở thành điểm đến du lịch.

Điểm đến du lịch là một không gian vật chất và trong đó diễn ra các hoạt động về du lịch và khách du lịch chính là nhân tố tác động đến không gian du lịch và đóng góp để không gian du lịch được duy trì. Mặt khác, nó được xem là một hỗn hợp của sản phẩm, tiện nghi và dịch vụ. Điểm đến du lịch đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển du lịch của một đất nước, một địa phương

Thứ hai: Nêu lên những quan điểm và thực trạng khai thác điểm đến du lịch tại Việt Nam được thể hiện ở việc khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên; khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và phi vật thể; khai thác các nội dung văn hóa khác để thấy được các mặt tích cực và hạn chế trong quá trình khai thác và phát triển du lịch.

Thứ ba: Đưa ra những quan điểm về đầu tư phát triển điểm du lịch; khung chính sách phát triển điểm du lịch và những lĩnh vực đầu tư cho điểm đến du lịch theo từng cấp độ.

Thứ tư: Kinh nghiệm của một số nước đã thành công trong việc xây dựng và quản lý điểm đến. Trên cơ sở đó có thể học tập kinh nghiệm để áp dụng trong quá trình xây dựng và quản lý điểm đến du lịch của đất nước.

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TẠI

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)