) Mật độ (ngƣời/km
4 KCN tại Ninh Bình :Phúc Sơn (TP Ninh Bình), Khánh Cư (H Yên Khánh), Xích Thổ (H Nho Quan), Sơn Hà (H.
2.5. Những mặt đạt đƣợc
Vai trò của các khu công nghiệp ngày càng tăng trong phát triển công nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên phạm vi Tiểu vùng.
Thứ nhất, các KCN có đóng góp rất lớn làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh trong Tiểu vùng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thực tiễn xây dựng và phát triển cho thấy, các KCN đi vào hoạt động ổn định đã có những đóng góp ngày càng lớn vào việc nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong GDP của Tiểu vùng. Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN đều tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2010 - 2012 với tốc độ tăng bình quân khoảng 29,7%/ năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả Tiểu vùng đã tăng lên đáng kể và luôn chiếm tỷ trọng trên 50%.
Thứ hai, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp KCN trên thị trường thế giới được nâng cao đáng kể trong thời gian qua.
Điều này thể hiện ở giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN tăng
đều qua các năm từ năm 2010 cho tới nay. Tốc độ tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân của các KCN đạt khoảng 25,2%/năm và đóng góp khoảng 38,7% vào tăng trưởng GTXK của cả Tiểu vùng. Cùng với việc tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến trong cơ cấu xuất khẩu, các doanh nghiệp trong KCN cũng gúp phần tạo nguồn hàng để cung cấp cho nhu cầu trong nước, giảm bớt việc nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài.
Thứ ba, khu công nghiệp là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung ngành nghề mới góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tư còn đưa vào Tiểu vùng những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Các dự án đầu tư vào KCN trong Tiểu
53
vùng tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến thực phẩm (chiếm trên 50% tổng số dự án), đây là các dự án thu hút nhiều lao động, có tỷ lệ xuất khẩu cao và đã góp phần nâng cấp các ngành này về dây chuyền công nghệ, chất lượng sản phẩm...Bên cạnh đó, vị thế và sức hấp dẫn đầu tư của Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện và góp phần đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác quốc tế và khu vực.
Thứ tư, khu công nghiệp đã tạo ra nền tảng để huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động phù hợp cùng các chính sách ưu đãi, các doanh nghiệp đã cân nhắc và lựa chọn đầu tư sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp của Vùng. Lượng vốn đầu tư có xu hướng ngày càng tăng dần qua các năm. Năm 2012, tổng lượng vốn đầu tư lũy kế tại các KCN đạt gần 82103 tỷ đồng, trong đó các KCN ở Ninh Bình và Hà Nam thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất và chiếm lần lượt khoảng 46% và 26% tổng số vốn đầu tư trong các KCN của Vùng.
Thứ năm, các KCN đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao trình độ lao động và thực hiện các chính sách xã hội trong Tiểu vùng.
Phát triển KCN, mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất có tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làm cho lao động xã hội. Lực lượng lao động trong KCN gia tăng cùng với sự gia tăng các KCN thành lập mới và mở rộng, các dự án hoạt động trong KCN. KCN là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế. Do đó, KCN đóng góp rất lớn vào đào tạo nguồn nhân lực cho Tiểu vùng để hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại cùng với sự hình thành và phát triển mạnh thị trường lao động có tay nghề phù hợp.
Thứ sáu, phát triển KCN tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng công nghiệp mới, hiện đại, có giá trị lâu dài đồng thời góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên toàn Tiểu vùng. Các KCN sử dụng ngày càng hiệu
54
quả cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh hợp tác sản xuất, tăng cường mối liên kết ngành trong phát triển kinh tế. Không ít vùng nông thôn nghèo, đất đai sình lầy, hoang hoá, ít có khả năng sinh lợi, sau khi xây dựng KCN, thu hút được các nhà đầu tư kinh doanh, đã trở nên sầm uất, đời sống kinh tế – xã hội trong Tiểu vùng khấm khá hơn.
Thứ bảy, khu công nghiệp đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường sinh thái. KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện tập trung các chất thải do các doanh nghiệp thải ra để xử lý, tránh tình trạng khó kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp do phân tán về địa điểm sản xuất. KCN góp phần thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất từ nội đô vào, do đó góp phần giải quyết ô nhiễm đô thị, xử lý tập trung ô nhiễm.
Thứ tám, các khu công nghiệp có tác dụng lan tỏa tích cực tới phát triển các vùng, các ngành, lĩnh vực, là hạt nhân của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. KCN mở rộng mối liên kết ngành và liên kết vùng tập trung xung quanh KCN. Liên kết ngành trong KCN bước đầu đã có những kết quả nhất định thực hiện trong phạm vi nội bộ KCN. Các KCN ra đời đã tạo nên những vùng công nghiệp tập trung, tác động rất tích cực tới việc phát triển các cơ sở nguyên liệu, thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ công nghiệp, nâng cao giá trị nông sản hàng hoá, nâng cao hiệu quả tổng hợp của các ngành sản xuất như các các doanh nghiệp chế biến tại KCN tại Nam Định, Hà Nam,…
Thứ chín, các KCN là những trường học thực tiễn góp phần không nhỏ vào việc đào tạo và nhân rộng mô hình, cung cách, tác phong quản lý công nghiệp hóa cho các doanh nghiệp.
Các KCN có mô hình tổ chức và quản lý nói chung, tổ chức và quản lý nhân lực nói riêng, đạt trình độ quốc tế và đa dạng, phụ thuộc vào nguồn xuất xứ của FDI (Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, EU, Mỹ…). Đây là môi trường rất tốt để đào tạo, chuyển giao khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp trong Tiểu vùng và các địa phương khác để có thể có thể học tập, tham khảo kinh nghiệm về quản lý, thông qua đó nâng cao hiệu
55
quả quản lý với đích cuối cùng là nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Thứ mười, các KCN được hình thành và phân bố trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước; chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, địa phương và nhu cầu, điều kiện thực tế của các địa phương thuộc tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng.
Thứ mười một, khung khổ pháp lý về phát triển các khu công nghiệp từng bước được hoàn thiện, đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa các Ban quản lý KCN địa phương với trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư – sau khi tiếp nhận bộ máy quản lý KCN của Ban quản lý KCN Việt Nam) ngày càng cụ thể, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng. Những năm qua, KCN thực sự là nơi thử nghiệm mô hình cơ chế “một cửa, tại chỗ” và đã đạt được những chuyển biến tích cực. Cơ chế, chính sách về KCN trong quá trình phát triển các khu công nghiệp đã thường xuyên được điều chỉnh, hướng tới tạo điều kiện tích cực cho sự phát triển của các khu công nghiệp trong Tiểu vùng.