Phát triển công nghiệp ở Nam Đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp ở nam đồng bằng sông hồng đến năm 2020 (Trang 38)

) Mật độ (ngƣời/km

2.2.Phát triển công nghiệp ở Nam Đồng bằng sông Hồng

Nam Đồng bằng sông Hồng là vùng có khá nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Dựa trên các lợi thế về vị trí địa lí, mạng lưới giao thông vận tải, thị trường tiêu thụ, sức hút, sức lan tỏa của các đô thị trung tâm và đặc biệt ưu thế về nguồn lao động, sản xuất công nghiệp của vùng phát triển từ khá sớm và giữ vai trò quan trọng đối với Vùng ĐBSH. Trong vùng tập trung các ngành công nghiệp như sản xuất động cơ điện, điện tử, hàng dệt - may, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến thực phẩm....

a. Về mặt lãnh thổ, có sự chênh lệch lớn về giá trị sản xuất công nghiệp giữa Nam Đồng bằng sông Hồng và Vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Năm 2012, công nghiệp (bao gồm cả xây dựng) chiếm 41,75 % GDP toàn Tiểu vùng. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên nhanh chóng từ 18906,3

39

tỷ đồng (năm 2005) đến 118080 tỷ đồng (năm 2012) nhưng vẫn khiêm tốn ở mức 9,3 % tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng ĐBSH và bằng khoảng 10,2% tổng giái trị sản xuất công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Bảng 2.5. Giá trị sản xuất công nghiệp vùng Nam Đồng bằng sông Hồng

(Đơn vị: tỷ đồng, giá thực tế)

Năm 2005 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2012

Tiểu vùng NĐBSH Giá trị 18906,3 55674,9 70348,0 118080,0 % so với vùng ĐBSH 8,8 10 9,9 9,3 % so với vùng KTTĐ Bắc Bộ 9,7 11,2 11 10,2 Trong đó Thái Bình 5365,4 16177,2 22200,5 34324,6 Hà Nam 3562,7 10804 14401,8 26016,7 Nam Định 6653,5 18443,5 21065,9 33044,3 Ninh Bình 3324,7 10250,2 12679,8 24693,9

( Nguồn: xử lý số liệu từ NGTK các tỉnh tiểu vùng Nam ĐBSH các năm 2005 -2012)

b. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng vai trò chính trong ngành công nghiệp

Về cơ cấu thành phần kinh tế, trong giai đoạn hiện nay, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, khối kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chính trong một số ngành quan trọng như cơ khí, vật liệu xây dựng, tuy tỉ trọng có xu hướng giảm đi.

Bảng 2.6: Cơ cấu GTSX công nghiệp của các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng phân theo thành phần kinh tế.

(Đơn vị : %)

Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012

Tổng số 100,0 100,0 100,0

Kinh tế Nhà nước 25,5 11,5 11,7

Kinh tế ngoài Nhà nước 71,0 72,4 68,0

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 3,5 16,1 20,3

40

Năm 2012, tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực Nhà nước chỉ còn chiếm 11,7% giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2005. Trong giai đoạn 2005- 2012, khu vực ngoài Nhà nước vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất và giao động trong khoảng 68% - 71% nhưng lại có xu hướng giảm nhẹ.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng khá ổn định và tỷ trọng có xu hướng tăng lên. Năm 2012, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 20,3% nhờ sự thu hút vào các khu công nghiệp để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm dành cho xuất khẩu.

c. Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng chủ yếu được đóng góp bởi một số ngành công nghiệp cơ bản

Tỉ trọng của công nghiệp chế biến chiếm giá trị gần như tuyệt đối. Ngành công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng không đáng kể và đang có xu hướng giảm đi trong cơ cấu công nghiệp do ở đây có nguồn tài nguyên khoáng sản khá nghèo nàn cả về chủng loại và trữ lượng. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước cũng chiếm tỉ trọng nhỏ.

Công nghiệp chế biến là ngành chiếm tỉ trọng tuyệt đối dựa trên các thế mạnh đặc trưng của Tiểu vùng là nguồn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng tương đối hoàn thiện, nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn... Tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng đang chú trọng phát triển những sản phẩm có lợi thế so sánh như sản xuất động cơ điện và vật liệu mới, công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện, dệt - may, da - giày, hàng nhựa, thủ công mĩ nghệ, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp vật liệu xây dựng,…

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của Tiểu vùng là tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp cơ bản, nhất là công nghiệp cơ khí chế tạo. Các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản có xu hướng giảm dần. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt - may, da - giày, công nghiệp hoá chất có xu hướng ổn định trong cơ cấu.

d. Các ngành công nghiệp chủ yếu

* Công nghiệp cơ khí chế tạo

41

thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành sản xuất, kể cả sản xuất hàng tiêu dùng cho nhu cầu của xã hội và là ngành truyền thống cũng như là thế mạnh của Tiểu vùng.

Cơ cấu ngành cơ khí chế tạo hết sức đa dạng với nhiều ngành như: sản xuất động cơ điện, động cơ điêzen, cơ khí chế tạo vật liệu, cơ khí đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải, cơ khí hàng tiêu dùng, các thiết bị dân dụng trên cơ sở liên doanh với nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Công nghiệp dệt - may, da - giày

Với lợi thế về vị trí địa lí, kết cấu hạ tầng, nguồn lao động vừa có kinh nghiệm lại giá rẻ, nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn nên Nam Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng trọng điểm về dệt - may, da - giày của cả nước. Trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp cũng như các cơ sở sản xuất trong ngành tăng lên rất nhanh, nhất là các cơ sở tư nhân và các doanh nghiệp FDI. Điều này đã giúp cho giá trị sản xuất ngành dệt - may, da - giày tăng lên nhanh chóng, góp phần đảm bảo vị thế của vùng trọng điểm dệt - may, da - giày. Do thu hút được vốn đầu tư lớn nên ở Nam Đồng bằng sông Hồng đã tập trung nhiều cơ sở thuộc da, dệt và các phụ liệu phục vụ ngành giày, ngành may. Nam Định, Thái Bình là những trung tâm thu hút nhiều dự án đầu tư dệt - may, da - giày lớn và có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển toàn ngành.

* Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống

Ngành được phát triển dựa trên cơ sở vững chắc là nguồn nguyên liệu sẵn có và thị trường tiêu thụ rộng lớn không chỉ của Tiểu vùng, mà cả các vùng lân cận. Việc phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống góp phần giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho nhân dân, tạo thêm những nguồn vốn đầu tư mới, phục vụ cho sự phát triển và ổn định thị trường tiêu thụ của ngành nông nghiệp.

* Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Đây là ngành truyền thống và cũng là thế mạnh của Tiểu vùng, được phát triển dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, nguồn nguyên liệu từ

42

vùng lân cận và nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng của các tỉnh trong vùng cũng như ở các vùng khác. Sản xuất vật liệu xây dựng đã và đang trở thành ngành quan trọng của Tiểu vùng. Sản phẩm đa dạng chủ yếu là xi măng, vật liệu xây dựng, gạch ngói…

Về sản xuất xi măng: sản xuất xi măng ồ ạt, cung vượt cầu, ứ đọng hàng lớn. Các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn trong ngành: Bút Sơn (Hà Nam), Tam Điệp (Ninh Bình),…

Về các loại vật liệu khác như gạch, gốm ceramic, sứ vệ sinh, kính xây dựng, các cơ sở sản xuất tập trung Nam Định, Thái Bình.

Ngoài các ngành kể trên, công nghiệp điện lực cũng được coi là ngành có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp của Tiểu vùng mặc dù tỉ trọng của ngành còn nhỏ và đang có xu hướng giảm dần. Dựa trên nguồn năng lượng từ than ở Quảng Ninh, nhà máy nhiệt điện Ninh Bình (công suất 100MW) đã được xây dựng và đang hoạt động có hiệu quả. Trung tâm điện lực Thái Bình có tổng công suất 1800 MW, bao gồm 2 nhà máy: Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 (công suất 600MW) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư và Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (công suất 1200MW) do Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) làm chủ đầu tư và dự kiến sẽ hoàn thành và hòa vào lưới điện quốc gia vào cuối năm 2014.

Dự kiến, sau khi Trung tâm nhiệt điện Thái Bình hoàn thành và đưa vào vận hành sẽ bổ sung sản lượng điện hàng năm khoảng 7 tỷ kWh, đóng góp đáng kể sự cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện quốc gia và góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình nói riêng và các tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng nói chung.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp ở nam đồng bằng sông hồng đến năm 2020 (Trang 38)