Mục tiêu và quan điểm phát triển các khu công nghiệp trong Tiểu vùng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp ở nam đồng bằng sông hồng đến năm 2020 (Trang 71)

- Kinh nghiệm quản lý phát triển các khu công nghiệp của các tỉnhNam Đồng bằng sông Hồng vẫn còn hạn chế.

3.1.4. Mục tiêu và quan điểm phát triển các khu công nghiệp trong Tiểu vùng

3.1.4.1. Mục tiêu phát triển

Phát triển các khu công nghiệp hợp lý trên phạm vi của Tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh đó cần phải đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn nền kinh tế, tạo hạt nhân để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các địa phương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp tập trung tại các khu, cụm công nghiệp, những dự án lớn, có ưu thế cạnh tranh, tạo mọi điều kiện phù hợp để các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả để tăng tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp trong phát triển kinh tế – xã hội của Tiểu vùng.

3.1.4.2. Quan điểm phát triển

Thứ nhất, phát triển các khu công nghiệp hiệu quả và bền vững lấy hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường là mục tiêu cao nhất; đảm bảo hiệu quả và bền vững ngay tại các khu công nghiệp và trong mối quan hệ với môi trường xung quanh, với các ngành, lĩnh vực khác như nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

72

Thứ hai, phát triển các khu công nghiệp theo hướng hiện đại và phải có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với định hướng phát triển của cả nước và các vùng lãnh thổ, đồng bộ với sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác có liên quan, đặc biệt là các ngành kết cấu hạ tầng cơ bản.

Thứ ba, chú trọng thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh công nghiệp;

Thứ tư, phát triển các khu công nghiệp với nhiều hình thức hoạt động

và đa dạng hóa các hình thức đầu tư tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế và hợp tác quốc tế.

Thứ năm, phát triển các khu công nghiệp phải đi liền với đổi mới, hoàn thiện các biện pháp quản lý theo hướng đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm của cấp tỉnh, thành phố nhằm đảm bảo phát triển các khu công nghiệp hiệu quả và khả thi.

Thứ sáu, đổi mới quản lý đánh giá phát triển các khu công nghiệp theo hướng chú trọng tới kết quả đầu ra trong phát triển các khu công nghiệp và tác động lan tỏa của các khu công nghiệp.

Thứ bảy, phát triển các khu công nghiệp phải gắn liền với việc đảm bảo quốc phòng – an ninh.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp ở nam đồng bằng sông hồng đến năm 2020 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)