Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp ở nam đồng bằng sông hồng đến năm 2020 (Trang 29)

- Cần thống nhất nhận thức KCN là một dự án đầu tư quy mô lớn, dài hạn Từ khi có quyết định thành lập phải mất vài năm để đền bù, giải phóng

2.1.2.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a. Địa hình

Tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng có địa hình tương đối bằng phẳng, bao gồm 3 dạng địa hình chính là: vùng núi đá vôi phía tây bắc chủ yếu tập trung ở tỉnh Ninh Bình và hai huyện Kim Bảng và Thanh Liêm của tỉnh Hà Nam, vùng đồng bằng thấp trũng và vùng đồng bằng ven biển. Dạng địa hình này thuận lợi cho giao thông và xây dựng các công trình.

b. Khí hậu

Tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng mang đầy đủ những đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt. Nhìn chung khí hậu của Nam Đồng bằng sông Hồng thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của nông nghiệp.

c. Tài nguyên nước * Nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt tại Nam Đồng bằng sông Hồng khá phong phú, hệ thống sông ngòi khá dày đặc với các sông lớn: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy, sông Ninh Cơ. Sông Đào nối liền sông Hồng với sông Đáy chảy qua thành phố Nam Định có giá trị lớn trong nông nghiệp, cung cấp nước tưới tiêu và giao thông trong vùng.

30

gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt và giao thông vận tải thủy của nhân dân trong vùng. Tuy nguồn nước mặt dồi dào nhưng chất lượng nước thấp do nước bị ô nhiễm đặc biệt là vào mùa khô nên lượng nước có thể sử dụng không lớn.

* Nguồn nước ngầm

Ngoài nguồn nước mặt dồi dào Tiểu vùng còn có một trữ lượng nước ngầm khá phong phú. Tầng khai thác phổ biến ở độ sâu trung bình từ 40m - 120m có thể khai thác phục vụ sinh hoạt. Ngoài ra còn phát hiện một số tầng nước ngầm có độ sâu từ 250m - 350m, nước có chất lượng tốt và trữ lượng lớn có thể khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân. Trong Tiểu vùng còn có các nguồn nước khoáng nổi tiếng ở Tiền Hải (Thái Bình), Núi Gôi ở Vụ Bản (Nam Định),…

d. Tài nguyên đất

Đất ở Tiểu vùng được chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng núi đá ở phía tây bắc, vùng đất cổ ở vùng đồng bằng trũng ở khu vực trung tâm, vùng đất trẻ ở phía Nam và đất ngập mặn ở ven biển. Đất tại các tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là đất phù sa sông bồi lắng, có độ phì khá, có những nơi hàng năm còn được bồi đắp, nhất là ven biển Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Kim Sơn, Tiền Hải và Thái Thụy. Thành phần cơ giới đất thuận lợi cho phát triển các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và rau đậu.

Tổng diện tích đất tự nhiên của vùng có xu hướng tăng lên chủ yếu là do khu vực bãi bồi ven biển ở các huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng, Kim Sơn, Thái Thụy và Tiền Hải tiếp tục được bồi lắng.

Trong giai đoạn 2005-2012, bình quân diện tích đất nông nghiệp theo nhân khẩu tự nhiên của tỉnh chỉ đạt 552 m2/người, bằng 45% mức bình quân cả nước. Đồng thời trong giai đoạn vừa qua, đất phi nông nghiệp của vùng cũng tăng do diện tích đất ở và đất chuyên dùng tăng nhanh. Năm 2012, trong cơ cấu sử dụng đất của Tiểu vùng, đất chuyên dụng chiếm tới 16% cao hơn vùng ĐBSH và cả nước. Do chuyển một phần đất chưa sử dụng sang đất nuôi trồng thuỷ sản nên diện tích đất chưa sử dụng cũng giảm nhanh. Như vậy,

31

trong trung và dài hạn, quỹ đất dành cho phát triển KCN không còn nhiều nên áp lực chuyển đổi từ đất lúa là điều khó tránh khỏi.

e. Tài nguyên khoáng sản

Tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng nghèo khoáng sản, chủ yếu là: đá vôi, sét, nước khoáng,..có giá trị kinh tế chưa cao. Đá vôi, sét chỉ được sử dụng trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và làm gốm sứ.

Đá Granits có giá trị cao trong xây dựng nhưng hiện nay công nghệ và trình độ khai thác chưa tốt nên gây tổn thất giá trị kinh tế lớn. Tiềm năng khai thác bể than nâu dưới lòng đất cũng kỳ vọng đem lại giá trị kinh tế cao trong tương lai nếu áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp ở nam đồng bằng sông hồng đến năm 2020 (Trang 29)