Vị trí, phạm vi, giới hạn của Tiểu vùng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp ở nam đồng bằng sông hồng đến năm 2020 (Trang 28)

- Cần thống nhất nhận thức KCN là một dự án đầu tư quy mô lớn, dài hạn Từ khi có quyết định thành lập phải mất vài năm để đền bù, giải phóng

2.1.1.Vị trí, phạm vi, giới hạn của Tiểu vùng

Đồng bằng sông Hồng nằm ở hạ lưu sông cùng tên với hình dạng như một tam giác khổng lồ có đỉnh ở trung tâm và mở rộng về rìa phía đông nam Bắc Bộ. Đồng bằng được chia thành hai tiểu vùng là: tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng và tiểu vùng phía Bắc bao gồm các tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng gồm 4 tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Thái Bình với tổng diện tích 5461.83 km2

.

Về vị trí địa lý: phía bắc giáp với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động lớn thứ hai của cả nước. Đặc điểm này đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức trong qua trình phát triển kinh tế - xã hội. Khoảng cách từ trung tâm các tỉnh trong vùng tới Hà Nội và Hải Phòng chỉ khoảng 100km và giao thông tương đối thuận lợi. Theo quy luật vận động chung của “cực phát triển” thì: khi Vùng KTTĐ Bắc Bộ phát triển thì sẽ có tác động lan tỏa sang các vùng phụ cận trong đó có Nam Đồng bằng sông Hồng. Đó là sự dịch chuyển của dòng đầu tư từ nơi có chi phí cao sang nơi có chi phí thấp; là sự dịch chuyển dòng lao động và dòng lưu chuyển sản phẩm trên thị trường hàng hóa,…Tuy nhiên cần xem xét kỹ chất lượng của các dòng dịch chuyển này để có hướng tổ chức hợp lý trong trung và dài hạn.

Phía đông và phía đông nam giáp với Vịnh Bắc Bộ - vùng biển giàu tiềm năng phát triển tuy nhiên đây lại là vùng biển nước nông do lượng phù sa sông bồi lắng rất lớn nên tiềm năng phát triển vận tải biển và du lịch biển không cao. Phía tây Tiểu vùng giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, tuy nhiên hạ tầng giao thông để kết nối với vùng này còn yếu và kinh tế của vùng cũng khó khăn nên mối giao lưu về KT - XH với Nam Đồng bằng sông

29

Hồng còn nhiều hạn chế. Phía Nam, Tiểu vùng giáp với Bắc Trung Bộ trên tuyến giao thông kết nối với các trung tâm kinh tế phía Nam. Hiện nay khu vực Bắc Trung Bộ đang được đầu tư, phát triển với các khu kinh tế Nghi Sơn, Vũng Áng rất tiềm năng và kỳ vọng sẽ có tác động tích cực tới phát triển kinh tế - xã hội của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng.

Như vậy có thể nói với vị trí địa lý như trên tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn và tiềm năng mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế. Song mặt khác cũng là thách thức lớn đối với các tỉnh trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài và cạnh tranh với hàng hóa trung quốc.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp ở nam đồng bằng sông hồng đến năm 2020 (Trang 28)