) Mật độ (ngƣời/km
4 KCN tại Ninh Bình :Phúc Sơn (TP Ninh Bình), Khánh Cư (H Yên Khánh), Xích Thổ (H Nho Quan), Sơn Hà (H.
2.4.3. Vấn đề môi trường
Những năm gần đây, các địa phương đang đứng trước nhiều thách thức giữa cân bằng phát triển kinh tế song song với bảo vệ môi trường một cách bền vững.
Các khu công nghiệp tập trung đi vào hoạt động đã giải quyết vấn đề các xí nghiệp sản xuất phân tán, phân bố xen lẫn các khu dân cư sinh sống gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các doanh nghiệp hoạt động trong KCN được khai thác, sử dụng chung hệ thống sử lý chất thải. Các chất thải công nghiệp rắn và lỏng,…có điều kiện để thu gom tập trung và xử lý trước khi được đưa ra tự nhiên, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm tại các khu sản xuất nhỏ, phân tán.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Ban Quản lý KCN các tỉnh trong năm 2012, một số nhà máy trong các KCN điển hình như KCN Khánh Phú (Ninh Bình) đã để xảy ra sự cố ảnh hưởng xấu đến môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh cho rằng, trong quá trình hoạt động, một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm các giải pháp bảo vệ môi trường, có thời điểm gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ðó là các nhà máy Ðạm Ninh Bình, Nhà máy kính nổi Tràng An, Nhà máy sản xuất thép cán, thép đúc các loại và chế tạo thiết bị cơ khí thuộc doanh nghiệp tư nhân Phúc Hưng, cơ sở đúc thép và sản xuất cơ khí thuộc Công ty TNHH Huy Hùng...Phòng Cảnh sát môi trường đánh giá, môi trường ở các KCN đã và đang bị ô nhiễm cục bộ về không khí và và nước.
Khoảng 1/3 dự án đầu tư hiện đang hoạt động đều có vi phạm về môi trường, bao gồm không khí bị ô nhiễm, khói bụi, tiếng ồn. Có doanh nghiệp thậm chí vi phạm hai đến ba lần vẫn không khắc phục.
52
Trong khi đó, công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở KCN chưa tốt bởi còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Ban Quản lý KCN, khiến sự cố xảy ra khó giải quyết vì cơ quan này lại cho rằng trách nhiệm của cơ quan khác.