Các giải pháp về môi trường

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp ở nam đồng bằng sông hồng đến năm 2020 (Trang 76)

- Kinh nghiệm quản lý phát triển các khu công nghiệp của các tỉnhNam Đồng bằng sông Hồng vẫn còn hạn chế.

3.2.8. Các giải pháp về môi trường

* Tăng cường công tác quản lý môi trường trong khu công nghiệp: - Tổ chức tốt hoạt động quản lý môi trường trong các khu công nghiệp theo sự phân cấp và ủy quyền đối với cơ quan quản lý các khu công nghiệp.

- Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý môi trường trong các khu công nghiệp.

- Sớm xây dựng và ban hành quy chế, nội quy về bảo vệ môi trường đối với hoạt động của các khu công nghiệp. Nghiên cứu xây dựng quy chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị sản xuất hiện đại, cũng như trang thiết bị xử lý các tác động môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Ngoài việc bảo đảm hệ thống xử lý nước thải công nghiệp ngay trong quá trình đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp cần phối hợp với các cơ quan có liên quan cấp tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch xử lý chất thải rắn qua hệ thống thu gom và xử lý tập trung.

77

*Các địa phương cần triển khai đồng bộ, kịp thời việc đầu tư công trình xử lý rác thải công nghiệp; hỗ trợ các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp các thủ tục cần thiết để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường.

* Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường trong các khu công nghiệp: + Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường với Ban quản lý.

+ Cần coi đây là yêu cầu bắt buộc đối với các khu công nghiệp. Thông qua hệ thống quan trắc môi trường có thể đánh giá kịp thời, chính xác, và kiểm soát được tình trạng chất lượng môi trường cũng như mức độ ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp.

* Xây dựng cơ chế để hình thành doanh nghiệp dịch vụ môi trường phục vụ cho các hoạt động của các khu công nghiệp. Doanh nghiệp dịch vụ môi trường có thể cung cấp các dịch vụ về:

+ Thu gom và xử lý chất thải; + Dịch vụ quan trắc môi trường;

+ Dịch vụ đào tạo và giáo dục về môi trường; + Dịch vụ cung cấp thông tin về môi trường; + Dịch vụ kiểm toán môi trường...

Doanh nghiệp dịch vụ môi trường có thể được hình thành ban đầu trên cơ sở hỗ trợ của Nhà nước sau đó được đảm bảo hoạt động trên cơ sở phí môi trường do các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp tại các khu công nghiệp.

78

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện đề tài, tác giả xin đưa ra một số kết luận như sau: 1. Các khu công nghiệp tồn tại khách quan là yêu cầu thực tiễn để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và của tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng nói riêng. Vì vậy các KCN đòi hỏi được xã hội thừa nhận và ngày càng nhận được sự quan tâm và kiểm tra trong quá trình phát triển.

Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển KCN của vùng ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế và theo mô hình KCN cổ điển của những năm 1970 trong khi ở các nước phát triển đã chuyển hết sang mô hình "công viên công nghiệp”. Từ đó gây nhiều trở ngại cho việc nhận thức và tổ chức hiệu quả các KCN trên toàn quốc nói chung và trên địa bàn tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng nói riêng. Đây là vấn đề mà các nhà khoa học cần sớm khắc phục trong thời gian tới.

2. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, các khu công nghiệp bước đầu đã thể hiện vai trò to lớn, nhưng chưa làm tốt nhiệm vụ dẫn dắt phát triển kinh tế cho Nam Đồng bằng sông Hồng. Các KCN đã tạo bộ mặt mới cho nền kinh tế đồng thời cũng góp phần tạo ra khung cảnh mới cho toàn cảnh kiến thiết lãnh thổ trên địa bàn vùng. Các KCN đã và sẽ tiếp tục được kỳ vọng là nòng cốt cho tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư từ các vùng khác trong cả nước.

Dựa trên cơ sở hiện trạng và những ưu thế của các KCN, việc đề ra định hướng và giải pháp phát triển các KCN trong thời gian tới là rất quan trọng. Như vậy trong quá trình lập quy hoạch phát triển cho các KCN này tác giả khuyến nghị nên lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực và tham khảo ý kiến của người dân địa phương để nội dung của các bản quy hoạch đó được triển khai hiệu quả hơn.

3. Bên cạnh những thành tựu, đóng góp của các KCN vào phát triển kinh tế đất nước, KCN là một mô hình mang tính đặc thù vừa triển khai vừa điều chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế theo từng giai đoạn phát

79

triển của lãnh thổ nghiên cứu. Các KCN vẫn còn bộc lộc những mặt hạn chế, những khó khăn cần phải tiếp tục nghiên cứu, khắc phục trong thời gian tới.

80

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp ở nam đồng bằng sông hồng đến năm 2020 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)