56khâu giải phóng mặt bằng…

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp ở nam đồng bằng sông hồng đến năm 2020 (Trang 56)

) Mật độ (ngƣời/km

56khâu giải phóng mặt bằng…

4 KCN tại Ninh Bình :Phúc Sơn (TP Ninh Bình), Khánh Cư (H Yên Khánh), Xích Thổ (H Nho Quan), Sơn Hà (H.

56khâu giải phóng mặt bằng…

khâu giải phóng mặt bằng…

* Công tác tái định cư và tình hình đời sống người dân sau khi bị thu

hồi đất tại khu vực quy hoạch phát triển KCN còn gặp nhiều khó khăn.

Người dân sau thu hồi đất thường gặp phải tình trạng thiếu đất sản xuất, cuộc sống không ổn định... Do đặc thù của Nam ĐBSH là vùng nông nghiệp, đất chật, người đông, diện tích đất canh tác hẹp mà phần lớn đất sử dụng để xây dựng KCN đều là đất “hai lúa” – đất 2 vụ lúa/năm dẫn đến tình trạng thiếu quỹ đất sản xuất nông nghiệp. Các hộ dân được đền bù chủ yếu bằng tiền, vì vậy xuất hiện tình trạng người dân đem tiền đền bù gửi tiết kiệm hoặc xây nhà hoặc mua sắm tài sản không sinh lời và không tạo được công ăn việc làm khiến một số hộ dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Việc quy hoạch phát triển các KCN thường chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dẫn tới ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển; chưa chú trọng gắn việc xây dựng quy hoạch chi tiết từng KCN với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong KCN.

Mặc dù giá thuê đất thô của Nhà nước thấp, song giá cho thuê đất có mặt bằng hoàn chỉnh mà các doanh nghiệp phát triển hạ tầng đưa ra thường cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp phát triển hạ tầng phải tự tiến hành san lấp, giải phóng mặt bằng trong khi đó chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng tương đối cao và nhiều khi do sự thay đổi về khung giá đền bù nên phải điều chỉnh nhiều lần dẫn tới thời gian triển khai thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN kéo dài và đẩy giá thành cho thuê đất lên cao. * Tình trạng kiện cáo giữa các doanh nghiệp khu công nghiệp

Việc cách đây vài năm, có “mời” DN vào KCN cũng đã khó nhưng hiện nay, DN muốn sản xuất tại KCN, CCN “nhiều vô kể” khiến mặt bằng tại đây có giá cao. Dẫn đến tình trạng kiện cáo nhau giữa các DN. Nhiều DN đã nhận mặt bằng sau đó bán lại cho các DN kiếm lời. Các nhà đầu tư lấy nguyên nhân do thiếu vốn, thị trường không thể đầu tư được nữa nên chuyển giao cho DN khác hoặc Ban quản lý KCN thu hồi đất giao cho DN khác.

57

*Tỷ lệ lấp đầy các KCN trong Tiểu vùng chưa cao

Các khu công nghiệp trong Tiểu vùng được quy hoạch 34 KCN, đến năm 2012 có 16 KCN đang đi vào hoạt động. Trong vùng còn 18 KCN đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng hoặc đang trong quá trình xây dựng quy hoạch chi tiết. Trong các khu công nghiệp đang vận hành rất ít khu công nghiệp đã lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê, ví dụ về khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy đạt gần 100%: Hòa Xá (Nam Định), Đồng Văn I (Hà Nam),…;ngoài ra, các khu công nghiệp khác chỉ đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 35% – 57%. Với tỷ lệ cho thuê đất công nghiệp như hiện tại, ban quản lý các khu công nghiệp nên xem xét, cân nhắc ưu tiên nhiệm vụ trọng tâm vào công tác điều hành quản trị tốt các khu công nghiệp hiện có trước khi muốn xây dựng thêm các khu công nghiệp mới.

Bảng 2.13: Tỷ lệ lấp đầy các KCN tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng năm 2012 KCN đang hoạt động Quy mô diện tích (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) 6 KCN Thái Bình:Sông Trà, Gia Lễ, Cầu Nghìn, Tiền Hải, Nguyễn

Đức Cảnh, Phúc Khánh 1200,65 78,4

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp ở nam đồng bằng sông hồng đến năm 2020 (Trang 56)