Chính sách tạo nguồn vốn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp ở nam đồng bằng sông hồng đến năm 2020 (Trang 75)

- Kinh nghiệm quản lý phát triển các khu công nghiệp của các tỉnhNam Đồng bằng sông Hồng vẫn còn hạn chế.

3.2.5. Chính sách tạo nguồn vốn

Thứ nhất, sử dụng vốn ngân sách để hỗ trợ phát triển có trọng tâm các

công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào.

Thứ hai, việc vận dụng để có các chính sách ưu đãi về đất đai cho phát

triển các khu công nghiệp là vấn đề rất phức tạp. Vì vậy cần được xem xét trong các quy định liên quan để xử lý thích hợp quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN cũng như doanh nghiệp trong các KCN để đảm bảo tính nhất quán của chính sách ưu đãi về đất đai (miễn, giảm tiền thuê đất) của Nhà nước đối với tất cả doanh nghiệp trong và ngoài KCN, tôn trọng quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đồng thời cần nghiên cứu có các giải pháp liên quan đến việc đền bù giải tỏa, giải quyết chính sách, tạo việc làm cho người bị thu hồi đất để đảm bảo giải quyết tốt mặt bằng đất đai cho phát triển các khu công nghiệp.

Giải pháp cơ bản liên quan đến chính sách đất đai là nhanh chóng hình thành và tạo điều kiện cho thị trường bất động sản hoạt động có hiệu quả.

Thứ ba, về chính sách tín dụng ngân hàng đối với phát triển hạ tầng các

KCN và doanh nghiệp hoạt động trong KCN. Đặc điểm của các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng KCN là hiệu quả của các dự án đó phụ thuộc nhiều vào việc thu hút được dự án đầu tư thứ cấp thuê lại đất và thường chậm thu hồi vốn. Do vậy, các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN cũng cần được xác định là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thụât, tương tự như giao thông, bến cảng... được vay vốn với lãi suất và các điều kiện ưu đãi tương tự.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp ở nam đồng bằng sông hồng đến năm 2020 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)