) Mật độ (ngƣời/km
4 KCN tại Hà Nam: Đồng Văn I, Đồng Văn II, Hòa Mạc, Châu
3.1.2. Thuận lợi của phát triển khu công nghiệp ở Nam Đồng bằng sông Hồng trong thời gian tớ
Hồng trong thời gian tới
3.1.2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong Tiểu vùng đến năm 2020 đã được hình thành ngày càng rõ
a. Về kinh tế
Tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng nằm trong vùng ảnh hưởng của vùng Kinh Tế Trọng Điểm Bắc Bộ nên định hướng phát triển kinh tế của Tiểu vùng trước hết phải gắn chặt với định hướng phát triển kinh tế của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Một phần chức năng kinh tế, đặc biệt là chức năng công nghiệp và nông nghiệp mà mà Thủ đô Hà Nội nói riêng và các tỉnh thuộc Vùng KTTĐ Bắc Bộ nói chung không phát triển sẽ được giao chủ yếu cho các tỉnh xung quanh mà trong đó có lợi thế nhất là Tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng.
Nhận định được tình hình đó, trong đề án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 đã chỉ rõ định hướng về phát triển KT-XH của các tỉnh, đó là:
Phấn đấu về cơ bản trở thành một tỉnh có cơ cấu nền kinh tế với tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm đa số khoảng 48% - 50% GDP của tỉnh.
Đặt mục tiêu để nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 10%-13%/năm với chất lượng cao.
67
b. Về xã hội
Xã hội là quan hệ giữa con người với con người trong cộng đồng và chi phối bằng luật pháp. Kinh tế và xã hội có quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Chính vì thế để nền kinh tế phát triển theo quy hoạch đã đặt ra như trên thì xã hội phải có sự tiến bộ, công bằng, ổn định, ý thức cộng đồng hướng tới hành động vì mục tiêu phát triển nhanh và chất lượng cao và đảm bảo công bằng xã hội. Đặt mục tiêu đến năm 2020 người dân thuộc 4 tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng có mức sống vật chất, tinh thần, được hưởng các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục gần tương đương với các chỉ tiêu định lượng của vùng KTTĐ Bắc Bộ và cao hơn mức trung bình của cả nước, cụ thể như sau:
- GDP bình quân đầu người năm 2020 của tiểu vùng đạt khoảng 22,5 triệu đồng/người (theo giá so sánh 1994); 14 bác sỹ/10000 dân; tỷ lệ dân đô thị chiếm khoảng 50% - 55% dân số; số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt khoảng 90% dân số.
- Về cơ cấu phân công lực lượng lao động, đặt mục tiêu đến năm 2020 cơ cấu lao động trong vùng sẽ có bước chuyển dịch theo hướng tiến bộ: lao động trong Khu vực 1chiếm khoảng 23%-25%, lao động trong Khu vực 2 chiếm khoảng 45%-47% và lao động trong KV3 chiếm khoảng 28 %-32% trong cơ cấu lao động xã hội của cả tiểu vùng.
c. Về môi trường sinh thái
Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế, xã hội phát triển tiến bộ thì không thể quên mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái. Các cảnh quan phải được củng cố và làm đẹp hơn. Môi trường ô nhiễm phải xử lý, vấn đề rác thải sinh hoạt và nước thải cả trong sinh hoạt và sản xuất cần có kế hoạch xử lý nghiêm túc và triệt để tập trung tại các đô thị và các khu công nghiệp trên địa bàn. Với các chỉ số về ô nhiễm môi trường, các bên liên quan phải thực hiện các giải pháp khống chế ở mức cho phép.
Với các định hướng phát triển cơ bản và rõ ràng như trên, bước đầu nền kinh tế của tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng đã có sự phát triển tiến bộ, đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể, các tỉnh thuộc Tiểu vùng đã
68
được xếp vào nhóm tỉnh có trình độ phát triển khá trong cả nước và cần được đầu tư phát triển trong tương lai để thu hẹp khoảng cách phát triển so với vùng KTTĐ Bắc Bộ.
3.1.2.2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp của các tỉnh trong Tiểu vùng đến năm 2020 ngày càng rõ và tập trung
Thứ nhất, phát triển công nghiệp phải căn cứ vào lợi thế so sánh của Tiểu vùng nghĩa là căn cứ vào tiềm năng phát triển và thế mạnh của tiểu vùng đặt trong quan hệ kinh tế thị trường nhiều cạnh tranh với các vùng khác đồng thời hướng tới đạt được mục tiêu các tỉnh trong tiểu vùng cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020.
Thứ hai, ngành công nghiệp trong Tiểu vùng phát triển có chọn lọc, đầu tư theo trọng tâm hướng vào các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao và ưu tiên hướng để xuất khẩu. Trong định hướng phát triển, tiểu vùng ưu tiên phát triển một số sản phẩm công nghiệp chính như: cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, vật liệu mới và chế biến thực phẩm. Đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của toàn vùng đạt khoảng 48 - 50% tốc độ tăng trưởng ở mức 16% - 18% trong suốt giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Trong giai đoạn này, các tỉnh trong Tiểu vùng sẽ tập trung phát triển công nghiệp theo lợi thế so sánh của mình:
- Ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh Hà Nam và Ninh Bình vẫn là sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Tuy nhiên các nhà máy sản xuất này sẽ dần được di dời ra ngoài các đô thị và khu vực dân cư, qua đó, các khu vực sản xuất xi măng hiện có này sẽ có điều kiện từng bước chuyển đổi thành khu vực phát triển công nghiệp sạch, mang lại giá trị gia tăng cao.
- Ngành công nghiệp chủ lực của Nam Định và Thái Bình vẫn là công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, dệt – may, cơ khí chế tạo, bao gói hàng hóa, chế tạo đồ nhựa,…. Các cơ sở sản xuất của ngành dệt – may sẽ dần được dịch chuyển về khu vực nông thôn.
69
Trong dài hạn, Nam Đồng bằng sông Hồng sẽ tập trung phát triển ngành cơ khí chế tạo để trở thành mũi nhọn tạo động lực cho ngành công nghiệp trong Tiểu vùng phát triển. Đưa ngành điện tử tin học và ngành chế tạo vật liệu mới trở thành ngành công nghiệp chủ đạo kết hợp với các tổ hợp công nghiệp tại các địa phương khác hình thành các cụm tương hỗ cùng phát triển.
Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực chất lượng đảm bảo cung ứng cho phát triển kinh tế của vùng nói chung và của ngành công nghiệp nói riêng. Trình độ phát triển kinh tế của vùng có phát triển hay không được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là chất lượng của lực lượng lao động và được thể hiện rõ ràng nhất qua năng suất lao động của họ. Chúng tôi cho rằng phát triển nguồn nhân lược là vấn đề rất quan trọng, do đó đã đặt trọng tâm nghiên cứu vấn đề này.
3.1.2.3. Với điều kiện thuận lợi, môi trường kinh doanh được cải thiện, các nhà đầu tư ngày càng quan tâm hơn đến Nam Đồng bằng sông Hồng
Các tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng nằm trong khu vực năng động trong phát triển kinh tế - xã hội trong những năm gần đây. Điều này tạo ra hiệu ứng tích cực trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng.
Môi trường chính sách chung, môi trường đầu tư của Tiểu vùng nói chung đang ngày càng được cải thiện:
- Điều kiện kết cấu hạ tầng, đặc biệt là giao thông, vận tải, thông tin liên lạc đang được đầu tư phát triển,... đó là những điều kiện thuận lợi đặc biệt cho phát triển các khu công nghiệp. Với chính sách đầu tư có trọng tâm trọng điểm của Chính phủ cùng với nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ được sử dụng hợp lý cho phát triển hạ tầng đã cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh tại Tiểu vùng.
- Giá lao động, mặc dù đã tăng lên đáng kể do thu nhập ngày một nâng cao những vẫn ở mức rẻ tương đối so với vùng KTTĐ Bắc Bộ và các chính sách ưu đãi về giá thuê mặt bằng, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp,… là những điều kiện hẫp dẫn đối với các nhà đầu tư sản xuất các ngành công
70
nghiệp cần nhiều lao động và mặt bằng lớn với chi phí phù hợp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đây là thuận lợi cơ bản cho phát triển kinh tế của tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng nói chung và phát triển công nghiệp, khu công nghiệp nói riêng trong giai đoạn tới.