Chính sách về tiết kiệm chi phí

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty tnhh mtv cảng nghệ tĩnh đến năm 2020 (Trang 83)

Để một doanh nghiệp có thể tồn tại và hoạt động được cần phải có chi phí, chi phí ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn được sử dụng một cách có hiệu quả, đầu tư đúng nơi, đúng chỗ thì vốn bỏ ra sẽ đạt hiệu quả tốt, mang lại hiệu quả kinh doanh cao, thu nhập cao hơn. Tại Transco hiện nay, thông qua hiện trạng ta có thể thấy rằng chi phí của doanh nghiệp còn rất lớn, vì vậy yêu cầu đảm bảo cơ cấu chi phí hợp lý, tiết kiệm là rất cần thiết.

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì các khoản chi phí được chia ra: chi phí quản lý doanh nghiệp (trả lương cho nhân viên, chi phí văn phòng…), chi phí khấu hao cơ bản và chi phí trực tiếp (chi phí nhiên liệu, sửa chữa phương tiện…). Để có thể giảm chi phí cần phân tích kỹ các khoản chi phí. Việc giảm chi phí đồng loạt

sẽ đẩy Công ty rơi vào tình trạng sản xuất bị thu hẹp, nhu cầu bị cắt giảm. Để tránh rơi vào tình trạng đó cần cắt giảm những chi phí vô ích, không hợp lý và duy trì những khoản chi phí có ích.

Chi phí trực tiếp là khoản chi phí biến đổi phụ thuộc vào sản lượng vận tải. Trong khoản chi phi này thì chi phí cho nhiên liệu (xăng, dầu) chiếm tỷ trọng lớn nhất. Khi công ty đầu tư thêm phương tiện thì tổng chi phí nhiên liệu sẽ tăng lên nhưng hao phí bình quân sẽ giảm. Vì vậy, để có thể giảm hao phí về nguyên vật liệu thì phải sử dụng phương tiện hiện đại.

Chi phí về cảng, bến bãi là chi phí gần như cố định, khoản chi phí này công ty không thể điều chỉnh được mà do Nhà nước hoặc đơn vị chủ quản quy định. Nhưng xét về tổng thể thì chi phí này khá nhỏ so với tổng chi phí trực tiếp.

Chi phí bảo trì, sửa chữa phương tiện gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định dùng để bảo trì, sửa chữa phương tiện theo định kỳ. Chi phí biến đổi thì tỷ lệ với mức độ hoạt động và chất lượng của phương tiện. Để giảm chi phí này cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của thuyền viên trong việc bảo vệ, giữ gìn tàu bè, tiến hành kiểm tra định kỳ phương tiện, nâng cao chất lượng phương tiện…

Đối với chi phí quản lý thì tiền lương chiếm tỷ trọng cao nhất, việc giảm chi phí quản lý nhờ giảm tiền lương là rất khó vì tiền lương ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của người lao động và bị hạn chế bởi quy định về tiền lương lao động của Nhà nước. Tuy nhiên có thể gi ảm khoản chi phí này bằng cách giảm số lao động dư thừa, nâng cao năng suất lao động, tăng tiền lương cho nhân viên đạt hiệu quả năng suất cao.

Đối với chi phí khấu hao cơ bản thì khấu hao về phương tiện chiếm tỷ trọng rất lớn. Nhưng đây là khoản chi phí đã được tính toán và có ích, nó sẽ tích dần vào nguồn vốn khấu hao. Chi phí khấu hao tỷ lệ thuận với nguyên giá của phương tiện vận tải. Nếu công ty tiến hành đầu tư phương tiện mới thì khoản chi phí này sẽ tăng. Vì vậy, công ty cần xác định rõ thời gian khấu hao đối với từng phương tiện vận tải để có biện pháp xử lý hợp lý, tránh làm giảm hiệu quả kinh doanh. Nếu thời gian khấu hao quá ngắn sẽ làm tăng chi phí khấu hao và tăng mọi chi phí. Nếu thời gian khấu hao quá dài thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động dịch vụ vận tải.

Việc cân đối chi phí có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ vận tải và hoạt động kinh doanh. Nó đòi hỏi công ty phải sử dụng đồng tiền một cách tối ưu nhất, tránh lãng phí, xa hoa tốn kém.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty tnhh mtv cảng nghệ tĩnh đến năm 2020 (Trang 83)