Kinh nghiệm của các nước châu Âu về phát triển cảng biển

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty tnhh mtv cảng nghệ tĩnh đến năm 2020 (Trang 41)

Từ những năm 90, xu hướng vận tải hàng hoá bằng đường biển ở các nước Châu Âu ngày càng gia tăng đã làm cho cảng biển ở Châu Âu trở nên nhộn nhịp, sầm uất.Việc tăng cường liên kết kinh tế giữa các nước Châu Âu thông qua việc tiếp tục giảm thuế hải quan, xoá bỏ các hàng rào thương mại... để tiến tới một Châu Âu thống nhất đã thúc đẩy sự gia tăng khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển với quốc tế và trong nội bộ khu vực Châu Âu. Trong những 2011, chỉ tính ở liên minh Châu Âu và các nước Trung Âu đã có 662 cảng biển (chỉ tính những cảng có khối lượng xếp dỡ hàng hoá lớn hơn 10 triệu tấn/năm hoặc vận chuyển hơn 2.000.000 hành khách /năm).Trong đó, với số lượng 620 cảng biển, các cảng biển của Liên minh Châu Âu luôn là những cảng biển có khối lượng xếp dỡ hàng hoá lớn nhất của châu lục. Cảng biển ở Châu Âu là những cảng biển rất phát triển về mọi mặt như cơ sở hạ tầng, phương tiện thiết bị....nhờ những ưu thế về vị trí địa lý cũng như chất lượng dịch vụ của những cảng biển này nên nhìn chung vị trí của các cảng biển hàng đầu của Châu Âu trong suốt những năm qua hầu như không thay đổi.

Với chính sách tăng cường liên kết kinh tế, trao đổi thương mại trong nội khối Liên minh Châu Âu và trong khu vực Châu Âu nên việc vận tải bằng đường biển giữa các cảng nội địa và trong nội bộ khu vực Châu Âu đóng vai trò quan trọng nhất, tạo điều kiện cho các cảng biển Châu Âu phát triển. 60% khối lượng hàng hóa được vận chuyển trong nội bộ Châu Âu mà điểm xuất phát và đến đều là các cảng biển nội địa của các nước Liên minh Châu Âu hoặc đến các cảng biển Châu Âu không thuộc Liên minh Châu Âu. Chỉ có khoảng 47% khối lượng hàng hoá được vận chuyển đi các nước khác ngoài Châu Âu.

Hà Lan là quốc gia hàng đầu thế giới về phát triển cảng và dịch vụ logistics đi kèm. Năm 2010, cảng Rotterdam thông quan lượng hàng hoá lên tới 906,2 triệu tấn. Tỉ lệ container phải qua kiểm tra là 1% và tỉ lệ từ chối thông quan chỉ có 0,01%. Là một trong những cảng biển có hạ tầng đứng đầu thế giới, mô hình quản lý của cảng Rotterdam rất đáng để nghiên cứu. Phần xây dựng hạ tầng, thiết bị cảng và các dịch vụ công được nhà nước đảm nhận, còn các dịch vụ ở cảng như bốc xếp, lao động, chức năng khác...do các công ty tư nhân cung câp. Vai trò của công ty tư nhân trong cảng Rotterdam rất lớn, trong phát triển cảng và dịch vụ, các công ty tư nhân chiếm tới 60% tổng giá trị đầu tư từ 5-6 tỷ euro.

Xu hướng phát triển cảng biển ở Châu Âu trong những năm tới là tiếp tục thực hiện chuyên môn hóa để xử lý những hàng hoá nhất định, các cảng tăng cường trang bị những thiết bị kỹ thuật. Các công ty quản lý cảng mở rộng các loại hình dịch vụ dựa vào sự tăng cường các hoạt động trong lĩnh vực hậu cần và vận tải trên bộ. Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển để đảm bảo chuyển hàng vận tải biển đến các thị trường ở Đông và Trung Âu, đến các nước Ban tích và các khu vực thị trường quốc tế khác. Các hệ thống vận tải ở Châu Âu khác nhau tuy phát triển chậm nhưng bền vững và đã phối hợp hoạt động dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các cảng ở Châu Âu. Để nhằm tăng tính hiệu quả trong hoạt động của cảng biển, các công ty cảng biển Châu Âu ngoài việc áp dụng các biện pháp tập trung hóa mạng lưới vận tải còn tăng cường thu hút các công ty vận tải biển có kèm theo việc áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực này những hệ thống điện tử xử lý thông tin, hệ thống đặt trước số hàng vận chuyển theo chế độ trực tuyến, việc theo dõi hàng vận chuyển đên đâu theo giờ thực tế qua hệ thống dịch vụ định vị vệ tinh toàn cầu, tự động hóa việc kiểm soát hải quan và ứng dụng rộng rãi các hệ thống quản lý các hoạt động kho tàng và phân phối các luồng hàng hóa, công suất vận tải...nhờ đó đã cho phép tăng tần suất các chuyến đi, giảm chi phí cho thời gian quá cảnh và đảm bảo được những hành trình trực tiếp.

- Bài học kinh nghiệm của các nước:

Khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ: Do lượng hàng tăng nhanh, các cảng biển đã được hiện đại hóa, với năng lực hàng hóa thông qua cảng hàng năm khoảng 970-1050 triệu tấn/ năm đối với 3 cảng của Châu Âu là: Rotterdam, Anwerp và Hamburg. Phần lớn lượng hàng qua 3 cảng chính này là hàng container.

Khu vực Châu Á: hệ thống cảng biển ở khu vực Châu Á ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của các nước. Một số cảng biển

trong khu vực đang được đầu tư trở thành cảng trung chuyển quốc tế và trung tâm tiếp thị mang tính toàn cầu.

Từ những kinh nghiệm của các nước cho thấy xu hướng phát triển cảng biển của Việt Nam nên theo xu hướng chung đó là phát triển vận tải container và vận tải đa phương thức, xây dựng, phát triển cảng nước sâu cho tàu cỡ lớn, đầu tư thiết bị xếp dỡ hiện đại, năng suất cao. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và khai thác cảng biển, hiện đại hóa các cảng biển ngoài ra hình thành các các trung tâm xếp dỡ cho tàu chuyên container theo mô hình cảng quốc tế - cảng khu vực - cảng quốc gia, cần đầu tư có trọng điểm các cảng biển lớn có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay.

Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược tác giả đã góp phần hệ thống được các nội dung liên quan đến xây dựng chiến lược. Làm rõ được thế nào là chiến lược kinh doanh, làm rõ được vao trò của chiến lược kinh doanh trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có ba cấp chiến lược là: chiến lược cấp doanh nghiệp, chiến lược đơn vị cấp kinh doanh, chiến lược chức năng. Bên cạnh đó đã đưa ra một phương pháp, quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh một cách đầy đủ bằng cách sử dụng các công cụ xây dựng chiến lược.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CẢNG NGHÊ TĨNH

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty tnhh mtv cảng nghệ tĩnh đến năm 2020 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)