Thương mại quốc tế giữa Việt Nam và thế giới đã có những sự phát triển mạnh mẽ, và đây thực sự trở thành một điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển ngành vận tải biển của Việt Nam. “Phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới” - đó là một trong những mục tiêu của Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009. Quy hoạch cũng nêu rõ mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế hàng hải đứng thứ hai và sau 2020 kinh tế hàng hải đứng đầu trong 5 lĩnh vực phát triển kinh tế biển; đồng thời góp phần củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước.
Trên cơ sở các phân tích về các nhân tố tác động đến sự thành công của vận tải đường biển cũng như xu hướng phát triển cảng biển khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam, công ty đã đưa ra những định hướng để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển và hướng giải pháp nhằm tăng khả năng vận tải trong những năm tới
Về vận tải biển: Xác định rõ thì trường vận tải trong nước vẫn là chủ yếu còn vận tải quốc tế chỉ là thứ yếu. Có thể nói đây là hướng phát triển hợp lí vì thị trường vận tải đường biển nước ta trong vài năm tới mặc dù sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị nhưng đây vẫn là thị trường rất nhiều tiềm năng với nhu cầu vận tải ngày càng cao. Mục tiêu có chỗ đứng vững chắc ở thị trường vận tải phía Bắc để làm bàn đạp tiến sâu vào thị trường miền Nam. Từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển, đáp ứng nhu cầu vận tải biển nội địa, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, kết hợp chở thuê hàng hóa nước ngoài trên các tuyến vận tải biển xa. Phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàu container, hàng rời, dầu...) và tàu trọng tải lớn
Về định hướng phát triển hệ thống cảng biển trong giai đoạn tới, theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ Tướng phê duyệt tại quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/, Cảng Nghệ Tĩnh thuộc nhóm cảng Bắc trung bộ , trong đó khu bến Cảng Cửa Lò là khu bến chính được quy hoạch chủ yếu là hàng tổng hợp, dự kiến đến năm 2020 tiếp nhận được tàu có trọng tải từ 20.000 DWT đến 30.000 DWT đáp ứng được lượng hàng thông qua từ 7 triệu đến 8 triệu tấn/năm.
Ngoài việc phát huy hết công suất, hiệu quả khai thác của cảng hiện có, cần tập trung vào việc nâng cấp, đầu tư chiều sâu xây dựng mở rộng khu bến cảng xếp dỡ container, trang thiết bị hiện đại tại khu bến số 5 và số 6 đã được phê duyệt quy hoạch theo quyết định số. 1377/QĐ.UBND-CN ngày 26/4/2012 của ñy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An “Phê duyệt quy hoạch chi tiết mở rộng khu bến Cửa Lò (Xây dựng bến số 5 và bến số 6) tại Phường Nghi Thủy Thị xã Cửa Lò, Nghệ An.