Kinh nghiệm của các nước châ uÁ về phát triển cảng biển

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty tnhh mtv cảng nghệ tĩnh đến năm 2020 (Trang 39)

Trong các quốc gia trên thế giới thì những quốc gia có biển là những quốc gia luôn có lợi thế rất lớn trong cuộc cạnh tranh để phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Cũng như các quốc gia ở các châu lục khác, các quốc gia có biển ở Châu Á đều rất chú trọng khai thác và phát triển một cách tối đa lợi thế về vị trí địa lý này của mình nhằm thu được những nguồn lợi nhuận to lớn từ biển.

- Vận tải biển là một lĩnh vực quan trọng mang tính sống còn đối với sự phát triển của Hồng Kông, trung tâm thương mại lớn thứ 10 trên thế giới. Hơn 80% khối lượng hàng hoá trung chuyển qua Hồng Kông là vận chuyển qua cảng biển. Trong năm 2011, các cảng ở Hồng Kông đã xếp dỡ 1780 triệu tấn hàng hoá, 73% khối lượng hàng hóa này được vận chuyển bằng tàu viễn dương. Trong số hàng được xếp dỡ ở cảng Hồng Kông thì có 480 triệu tấn (chiếm 27%) là hàng trung chuyển mà địa điểm đến chính là khu vực thị trường Trung Quốc. Là cảng nước sâu nên nhìn chung hàng vận chuyển ở cảng Hồng Kông đều bằng container, chiếm 72%. Năm 2011, Hồng Kông đã thông qua 17,8 triệu TEU, trở thành cảng container nhộn nhịp nhất của thế giới. 2/3 khối lượng này được thực hiện ở Kwai Chung và Stonecutters Island.

- Khu vực Đông Nam Á với vị trí địa lý thuận lợi trong giao thông vận tải biển, là nơi giao nhau của các tuyến đường biển quốc gia xuyên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đã trở thành một trong những vùng sôi động nhất của hoạt động hàng hải thế giới. Các nước ASEAN có mạng lưới cảng biển khá phát triển, chỉ riêng Inđônêsia đã có tới 1544 cảng do nhà nước quản lý và 1233 cảng do tư nhân quản lý. Cảng Singapore là cảng lớn nhất nhì thế giới, liên kết với 700 cảng và 400 tuyến đường biển

quốc tế. Hầu hết hệ thống cảng biển của các nước trong khu vực đã phát triển tốt cơ sở hạ tầng cảng biển, xây dựng các cảng nước sâu, các cảng container chuyên dụng. Để thu hút dịch vụ vận tải container, Malaisia và Thái Lan đã mở rộng các tuyến vận tải trực tiếp với các cảng bên ngoài thông qua cảng Port Klang và Laem Chabang với khả năng tiếp nhận tàu Post Panamax có trọng tải từ 80.000 -100.000 DWT, sức chở 6000 TEU. BRUNEI và Philíppine cũng tiến hành triển khai kế hoạch tương tự về phát triển cảng biển nước sâu và container. Tuy Campuchia và Myanmar chưa có cảng nước sâu và cảng container hiện đại nhưng hiện nay đang tích cực nghiên cứu và quy hoạch phát triển hệ thống cảng này.

Trung Quốc do nhận thức đúng về vai trò kinh tế biển, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã quan tâm nhiều đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ven biển. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 9, kế hoạch phát triển giao thông vận tải ven biển được đánh giá là tiến bộ vượt bậc trên các bình diện về quy mô, tốc độ và chất lượng xây dựng. Trung Quốc đã chi 142.1 tỷ nhân dân tệ cho việc xây dựng cảng biển, 1133 cầu tàu trung bình và lớn đã được xây dựng, trong đó có 196 cầu tàu nước sâu, qua đó đã tăng khối lượng hàng hóa qua cảng 2100 triệu tấn và khả năng xếp dỡ container 9.480 triệu TEU. Ngoài việc đầu tư xây dựng, Trung Quốc còn liên doanh khai thác cảng biển với nước ngoài. Song song với việc xây dựng cảng biển và các trang thiết bị, Trung Quốc còn tăng cường đầu tư phát triển đội tàu biển. Trong chiến lược phát triển của Trung Quốc, tập trung phát triển hạ tầng cho các tỉnh cửa ngõ nằm dọc theo bờ biển phía Đông. Trong chính sách phát triển vận tải biển, Trung Quốc tăng cường hợp tác vận tải biển với các nước ASIAN, thông qua việc tăng cường vận tải biển và an toàn hàng hải.

- Tận dụng phát triển nhằm thúc đẩy tính hiệu quả của cảng biển. Có thể nói lĩnh vực vận tải biển trong khối ASEAN đóng vai trò chủ đạo trong quá trình nhất thể hoá nền kinh tế của khu vực trước nhu cầu phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa ASEAN và thị trường thế giới cũng như trong quá trình thực thi AFTA.

Xu hướng phát triển giao thông hàng hải chủ yếu hiện nay ở Châu Á nói riêng và trên thế giới nói chung là phát triển vận tải container và vận tải đa phương thức.Vận tải hàng hoá bằng container là một cuộc cách mạng đã gần 60 năm qua làm thay đổi bộ mặt vận tải toàn cầu. Thông qua vận tải container, hoạt động vận tải đa phương thức đã phát triển mạnh trong vòng gần 30 năm trở lại đây, đặc biệt ở khu

vực Đông Nam Á. Hầu hết các cảng lớn và trung bình trên thế giới đều có mặt congtainer trong quá trình vận tải đa phương thức. Trên thế giới cũng như ở Châu Á, cảng nước sâu được chú trọng phát triển khắp nơi để thực hiện vận tải container và vận tải đa phương thức.Vận tải đa phương thức là loại hình vận tải ưu việt hiện nay, đang là vấn đề thời sự sôi động trong toàn cầu hoá về giao thông vận tải. Không phải ngẫu nhiên mà suốt hai thập kỷ qua các nước Châu Á như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Malayxia, Thái Lan, Philippine... đã và đang ra sức đầu tư xây dựng cảng trung tâm, cải tiến thủ tục tiếp nhận, quảng bá thông tin ra toàn thế giới để thu hút hàng trung chuyển.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty tnhh mtv cảng nghệ tĩnh đến năm 2020 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)