Đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 101)

Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương và phát triển thuỷ lợi theo hướng đa mục tiêu, nâng cao năng lực tưới tiêu, chủ động cho các loại cây trồng. Củng cố xây dựng, kiên cố hoá hệ thống đê sông, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thuỷ lợi, phấn đấu nâng hiệu suất sử dụng các công trình thuỷ lợi lên 85% - 90%.

Từng bước khắc phục và xử lý kịp thời tình trạng úng ngập trong mùa mưa bão, gây thiệt hại đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cần chủ động dự báo nhu cầu cấp nước đô thị, công nghiệp, và vùng nông nghiệp thâm canh. Đối với những vùng tiêu theo địa hình cần khoanh vùng và tiêu theo khu vực, đặc biệt nên tạo ra vùng trữ nước để nuôi trồng thủy sản, điều hòa nước mưa (Chí Linh, Kinh môn).

Bố trí công trình nhỏ, phân tán ở những vùng công trình thủy lợi bị xuống cấp hoặc vùng phát triển công nghiệp vì vùng này hệ thống thuỷ lợi đã hỏng do phát triển công nghiệp hoặc do mở rộng khu dân cư. Thay thế hoặc nâng cấp các trạm bơm quá cũ; Nạo vét các trục tiêu chính.

Đầu tư kiên cố hóa hệ thống kênh mương theo cơ chế “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, cụ thể là:

+ Nhà nước đầu tư 100% ngân sách đối với việc kiên cố hoá các kênh tưới chính, kênh cấp I, II của các trạm bơm tưới do nhà nước quản lý. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kênh tiêu và các trạm bơm tiêu đầu mối.

+ Đối với kênh nội đồng do cấp xã làm chủ đầu tư: Nhà nước hỗ trợ 50% và nhân dân góp vốn 50% tổng mức kinh phí xây dựng.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hợp lý trong tưới, tiêu (tưới tiết kiệm nước) để nâng cao hiệu quả công tác tưới, tiêu. Phân cấp quản lý hệ thống công trình thủy lợi rõ ràng, triệt để giữa công ty, hợp tác xã và hộ nông dân.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 101)