Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm của Vùng Đồng bằng sông Hồng, có
vị trí tọa độ 20036’ – 21015’ độ vĩ Bắc và 106006’ – 106036’ độ kinh Đông, tiếp giáp
với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Phòng và
Hưng Yên. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.654,8 km2, dân số (năm 2012) là
1.725 nghìn người, đứng thứ 3 về diện tích và thứ tư về dân số trong 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở Vùng Đồng bằng sông Hồng. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính, bao gồm: thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện: Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng và Bình Giang.
Nằm ở tâm điểm của Vùng Đồng bằng sông Hồng và chính giữa trung tâm giữa tam giác kinh tế: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, trên địa bàn tỉnh có các tuyến giao thông quan trọng của quốc gia chạy qua với chất lượng tốt như: Quốc lộ 5A, Quốc lộ 18, Quốc lộ 37, Quốc lộ 38, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (đang xây dựng), đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Bắc Giang – Phả Lại… thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài. Đây là là các trục giao thông kết nối Vùng Thủ đô Hà Nội và các tỉnh xung quanh thông ra biển qua các cụm cảng Hải Phòng, Quảng Ninh và là trục giao thông chính kết nối các tỉnh trung du đồng bằng sông Hồng với các tỉnh ven biển phía nam đồng bằng sông Hồng. Vì thế, Hải Dương có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng.
Trong những năm qua tỉnh Hải Dương đã thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng bình quân giai đoạn 2006-2012 đạt 9,0%/năm (cao hơn mức bình quân chung của cả nước và nhiều tỉnh trong vùng); Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – Công nghiệp, xây dựng – Dịch vụ tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, từ 26,8% - 43,7% - 29,5% năm 2006 sang 22,4% - 45,5% - 32,1% năm 2012. Các cân đối lớn như: vốn đầu tư, xuất khẩu, thu ngân sách, giá trị xuất khẩu được giữ ổn
định và tăng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 12,5%/năm, từng bước nâng dần tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến trong cơ cấu ngành công nghiệp; hình thành và phát triển một số sản phẩm chủ lực, phù hợp với định hướng phát triển chung của vùng như: xi măng, thép, cơ khí, điện tử... Các ngành dịch vụ đạt mức tăng trưởng khá cao, tăng bình quân 14,1%/năm. Giá trị hàng hoá xuất khẩu tăng bình quân 46,8%/năm, nhập khẩu tăng 27,8%/năm. Hoạt động du lịch, dịch vụ viễn thông, vận tải, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,... phát triển khá nhanh.
* Về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất tăng bình quân 2,6%/năm. Diện tích đất trồng lúa được giữ ổn định, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và cung ứng một phần cho các tỉnh trong vùng; diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao tăng khá. Hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn và một số khu chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung.
Kinh tế nông thôn có nhiều khởi sắc, chú trọng phát triển các ngành nghề, làng nghề ở khu vực nông thôn. tỉnh. Nhiều công trình, dự án đầu tư phát triển GTNT, công trình thủy lợi, hỗ trợ phát triển giống, đường làng nghề, cấp, thoát nước, trụ sở xã….được triển khai xây dựng. Ngoài ra, các địa phương trong tỉnh đang tập trung triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.