0
Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2020 (Trang 40 -40 )

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở 01/04/2012, dân số trung bình toàn tỉnh năm 2012 là 1.725 nghìn người, trong đó dân số đô thị là 324.930 người, chiếm 19,1%, dân số nông thôn là 1.378.562 người, chiếm 80,9%, tỷ lệ tăng dân số là 0,3%.

Cơ cấu dân số Hải Dương thể hiện dân số trẻ. Lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2012 là 1.132.418 người, trong đó lao động nông lâm thuỷ sản chiếm 53,5%; công nghiệp xây dựng chiếm 27,5%; dịch vụ chiếm 19,0%.

- Đặc điểm dân số và phân bố dân cư: Dân số nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu làm nông nghiệp, giàu truyền thống yêu nước, có bề dày văn hóa, khéo tay. Ngoài canh tác lúa nước, dân cư Hải Dương còn nổi tiếng với các nghề truyền thống như kim hoàn, chạm khắc gỗ, chế biến bánh kẹo… Hoạt động tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề đang có xu hướng phát triển nhưng quy mô còn nhỏ bé.

Nguồn lao động tuy nhiều về số lượng nhưng phần lớn là lao động phổ thông. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2005 đạt 26,6%, năm 2012 đạt 46%.

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 ước đạt 28,3 triệu đ/năm, thu nhập bình quân ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn 60,7%. Tỷ trọng thu nhập thể hiện tích cực theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, ít phụ thuộc vào lĩnh vực nông lâm thủy sản. Mức sống dân cư từng bước được cải thiện thể hiện ở xu hướng giảm tỷ trọng chi tiêu ăn uống, tăng tỷ trọng chi tiêu hưởng thụ giá trị vật chất, tinh thần, nâng cao mức sống.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm: năm 2005 toàn tỉnh có 76.382 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 17,9%, năm 2012 tỷ lệ nghèo (theo tiêu chí mới) giảm xuống còn 7,74% .

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2020 (Trang 40 -40 )

×