Nâng cao chất lượng giống cây trồng. Duy trì vùng giống lúa nhân dân khoảng 3.000 ha/năm để cung cấp giống cho sản xuất tại chỗ. Nâng tỷ lệ diện tích sản xuất lúa chất lượng cao, lúa lai trong năm lên 55%.
Đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng lương thực, góp phần đảm bảo vững chắc yêu cầu an ninh lương thực. Giảm diện tích trồng cây lương thực tới mức cần thiết, tăng nhanh diện tích trồng cây thực phẩm, rau xuất khẩu và cây cảnh, hoa các loại chủ yếu bằng việc mở rộng diện tích vụ đông.
Tiếp tục cải tạo diện tích đất chưa sử dụng, chuyển diện tích đất trũng, cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả, nhất là các loại cây có giá trị kinh tế và đang có thế mạnh, có khả năng hàng hóa cao như vải, nhãn... Mở rộng diện tích trồng tre lấy măng, tận dụng đất bãi, đất đồi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Hình thành các vùng hoa tươi và cây cảnh ở các vùng ven đô.
Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống giống cây trồng, giống gia súc và giống thủy sản, đáp ứng nhu cầu giống có năng suất cao, chất lượng tốt cho sản xuất. Củng cố và ổn định hệ thống vùng giống nhân dân ở tất cả các địa phương, thực hiện tốt chương trình giống quốc gia về cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản.
Tiếp tục nâng tỷ trọng ngành trồng trọt trong cơ cấu của ngành nông nghiệp với, góp phần ổn định đời sống của đại bộ phận nông dân. Chất lượng phát triển và cơ cấu cây trồng phải được thay đổi phù hợp với nhu cầu tiêu thụ ngày cao. Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, bố trí hợp lý mùa vụ, tăng tối đa hệ số sử dụng đất và thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất. Hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn trên một đơn vị diện tích.
Sản xuất đủ lương thực cho người và một phần cho chăn nuôi trong tỉnh, đưa các giống lúa thuần, lúa lai có năng suất cao hoặc chất lượng gạo ngon vào sản xuất để tăng nhanh năng suất lúa, đảm bảo ổn định lương thực và nâng cao chất lượng bữa ăn cho nhân dân.
BVTV, áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, các chế phẩm sinh học trong sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt để sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.
Trong những năm tới, cần phấn đấu đạt một số chỉ tiêu về diện tích, năng suất và sản lượng cụ thể như sau:
Bảng 2.6: Mục tiêu phát triển cây lương thực, cây thực phẩm tỉnh Hải Dương
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2020
A. Diện tích đất nông nghiệp ha 98.000 95.859
B. Diện tích đất canh tác - 59.370 57.555
C. Tổng diện tích gieo trồng - 169.500 166.000
Trong đó DT cây vụ đông - 35.000 35.000
1. Diện tích cây lương thực - 121.000 116.000
Tỉ lệ/DT gieo trồng % 71,40 69,90
a. Lúa cả năm ha 116.000 110.000
b. Ngô cả năm ha 5.000 5.000
2. DT Cây thực phẩm ha 40.000 40.000
3. Cây chất bột có củ ha 1.500 1.000
4. Cây công nghiệp hàng năm ha 7.000 9.000
a. Cây đỗ tương ha 5.000 7.000
b. Cây lạc ha 1.200 1.000
5. Cây ăn quả ha 22.000 22.000
D. Hệ số sử dụng ruộng đất Lần 2,83 2,88
E. Giá trị sản xuất của ngành Tỷ đ 4.675 4.856
1. Cây lương thực, chất bột - 2.357,10 2.321,41
2. Cây thực phẩm - 1.705,44 1.870,15
3. Cây công nghiệp hàng năm - 101,150 134,414
4. Cây hàng năm khác - 58,700 68,200
5. Cây ăn quả - 437,120 446,220
Nguồn: Quy hoạch Phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2020 2.3.1.2. Đầu tư phát triển ngành chăn nuôi
Ổn định số lượng đàn lợn nái sinh sản chiếm 20% - 22% tổng đàn. Xây dựng các vùng chuyên nuôi lợn nái Móng Cái để sản xuất lợn lai F1 ở các huyện: Tứ Kỳ, Thanh Hà, Nam Sách, Ninh Giang, Gia Lộc. Đẩy mạnh phát triển đàn bò lai máu ngoại, phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ 90%. Tăng thêm quy mô nuôi giống gia cầm ông bà từ 2.000 - 3.000 con với các giống có năng suất, chất lượng cao. Mỗi huyện xây dựng từ 2 - 3 cơ sở chăn nuôi giống gia cầm bố mẹ quy mô 500 con trở lên. Đầu tư 01 trại cá Tứ Kỳ gây nuôi, chọn lọc đàn cá bố mẹ thuần chủng dòng GIFT cho sản xuất cá Rô phi đơn tính.
Tổ chức chăn nuôi tập trung quy mô lớn gắn với việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh và xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi để có thực phẩm an toàn với năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trong tỉnh và tham gia thị trường xuất khẩu.
Thực hiện đầu tư hợp lý, mở rộng và nâng cao chất lượng giống gia súc, gia cầm. Tăng cường công tác thú y. Kiểm soát, phòng ngừa và khống chế dịch bệnh. Đảm bảo xử lý chất thải chăn nuôi, giữ gìn vệ sinh môi trường.
Trong những năm tới, cần phấn đấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân giai đoạn 2013 – 2020 là 4%; Sản lượng thịt lợn hơi đạt 140.000 tấn vào năm 2015 và 170.000 tấn vào năm 2020; Sản lượng thịt gia cầm đạt 30.000 tấn; vào năm 2015 và 37.000 tấn vào năm 2020.
Để đạt được mục tiêu trên, cần tiến hành quy hoạch vùng chăn nuôi lợn phục vụ xuất khẩu và vùng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Cần xác định những địa phương có tập quán và kinh nghiệm chăn nuôi bò, các hộ chăn nuôi hăng hái tiếp thu tiến bộ kỹ thuật về nuôi bò thịt chất lượng cao quy mô 10 con trở lên, có khả năng giải quyết được thức ăn tại chỗ, nhất là thức ăn xanh. Trước mắt đã tập trung xây dựng ở các huyện: Nam Sách, Ninh Giang, Tứ Kỳ, Kinh Môn, Gia Lộc, Chí Linh. Bình quân mỗi huyện từ 5 – 10 xã, mỗi xã chọn 10 – 15 hộ nuôi, sau đó triển khai ở những huyện còn lại vào những năm tiếp theo. Đến năm 2020 cơ bản nâng cao chất lượng đàn bò thịt đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Bên cạnh đó, cần tiến hành quy hoạch khu chăn nuôi gia cầm tập trung. Đảm bảo chăn nuôi gia cầm một cách bền vững, tránh dịch bệnh thường xuyên xảy ra.
Cần xây dựng cơ sở giống gà (giống có năng suất và chất lượng cao) ông bà với quy mô từ 2000 – 3000 con. Các huyện, thành phố chỉ đạo cho các xã rà soát lại quỹ đất của địa phương để xác định các khu vực có thể phát triển chăn nuôi trang trại. Giảm dần việc chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, phân tán trong các hộ và nuôi gà thả rông trong khu dân cư.
Tiến hành xây dựng các khu chăn nuôi tập trung, phấn đấu nuôi nhốt hoàn toàn đối với đàn thuỷ cầm, phấn đấu mỗi huyện xây dựng được từ 10 – 15 khu (khoảng 50% số xã của mỗi huyện) cho hình thức chăn nuôi này.
2.3.1.3. Đầu tư phát triển ngành thủy sản
Khai thác hợp lý tài nguyên đất và nước đưa vào nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Ưu tiên phát triển nuôi các đối tượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đặc biệt thị trường xuất khẩu. Ưu tiên đầu tư phát triển các khu nuôi tập trung và nuôi thủy sản xuất khẩu.
Phát triển thuỷ sản dựa trên cơ sở nội lực là chính, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ bên ngoài thông qua các dự án, liên doanh, liên kết. Huy động mọi thành phần kinh tế tham gia nuôi trồng thủy sản dưới sự quản lý của nhà nước, trong đó lấy phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại làm nòng cốt.
Mở rộng quy hoạch chuyển diện tích đất ruộng trũng thành vùng nuôi tập trung, đầu tư cơ sở hạ tầng thích đáng, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống thủy lợi. Áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào nuôi trồng thủy sản và đổi mới công nghệ để nuôi theo phương thức nuôi thân thiện với môi trường, đồng thời tăng năng suất, tạo sản phẩm hàng hóa quy mô lớn.
Đầu tư khoa học công nghệ, không sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh bị cấm trong sản xuất kinh doanh thủy sản để sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
Trong những năm tới cần đẩy mạnh khai thác và sử dụng tối đa diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các ao, hồ, đồng thời đẩy mạnh việc đưa các giống có năng suất, sản lượng cao vào sản xuất như: rô phi, cá trê, cá chim trắng, cá quả, tôm càng xanh, baba, ếch và các loại cá truyền thống (mè, trôi, trắm, chép ta, chép lai…)
2.3.1.4 Đầu tư phát triển lâm nghiệp
Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đã được đề ra trong quy hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh đến năm 2020. Cần tập trung làm tốt công tác chăm sóc và bảo
vệ rừng, nhất là rừng phòng hộ, phát triển rừng sản xuất.
Tập trung cải tạo, chăm sóc các vườn ươm, lai tạo các loại cây, giống phục vụ cho hoạt động trồng cây nhân dân hàng năm và kế hoạch trồng rừng hàng năm. Duy trì và thực hiện tốt kế hoạch trồng mới khoảng 1 triệu cây phân tán mỗi năm, phấn đấu đến năm 2020 trồng tổng số khoảng 15 triệu cây phân tán.
Làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, không để xảy ra cháy rừng, hoả hoạn làm thiệt hại tới rừng sản xuất và rừng phòng hộ trên địa bàn toàn tỉnh. Tích cực thực hiện các biện pháp nhằm khai thác, nâng cao hiệu quả diện tích rừng sản xuất.
Mở rộng diện tích các loại cây có sản lượng và khả năng sinh trưởng nhanh như: bạch đàn, keo tai tượng, phát triển và quy hoạch thêm vùng sản xuất các loại cây thảo dược phục vụ cho ngành y dược và ngành công nghiệp chế tác. Sử dụng có hiệu quả và nâng cao giá trị đối với sản phẩm lâm nghiệp, nhất là sản phẩm nhựa thông nhằm nâng cao giá trị kinh tế/diện tích rừng trồng.
2.3.2. Giải pháp đầu tư theo lĩnh vực phát triển nông nghiệp
2.3.2.1. Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phục vụ sản xuất
Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là những vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Triển khai mô hình “đường ra lô rừng và nội đồng” ở các địa phương. Hoàn thiện hệ thống các chợ, chợ đầu mối, trung tâm thương mại, đầu tư xây dựng các sàn giao dịch nông sản trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG về nước sạch và VSMT nông thôn; phấn đấu giai đoạn 2012 – 2015 đầu tư xây dựng 48 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, 40.000 hố xí tự hoại, 4.000 hầm khí sinh học Biogas, 174 công trình vệ sinh công cộng ở khu vực nông thôn.
Huy động mọi nguồn vốn đầu tư, tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: phát triển giao thông; nâng cấp, hoàn chỉnh công trình điện, đê điều; kiên cố hóa kênh mương; hoàn chỉnh hệ thống trạm, trại giống, bảo vệ thực vật, thú y... Hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, đề án đã được phê duyệt.
Tập trung thực hiện các giải pháp và phương án phát triển giao thông đã được đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó cần chú trọng phát triển đồng bộ và hoàn chỉnh hệ thống giao thông đường bộ, đường
sắt, đường thủy, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách trên địa bàn, góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế, phát triển xã hội của tỉnh nói chung và phục vụ sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng hoá nông sản nói riêng.
Để phục vụ sản xuất lương thực và phát triển nông nghiệp hàng hóa, cần nâng cấp các tuyến đường huyện và đường giao thông nông thôn phục vụ nhu cầu dân sinh, xây dựng kiên cố hóa hệ thống đường nội đồng, đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa trong vận chuyển, nhằm giảm thiểu tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch. Phát triển hệ thống giao thông vận tải đảm bảo thống nhất, cân đối, đồng bộ, tạo thành một mạng lưới thông suốt trên địa bàn tỉnh đồng thời giao lưu tốt với các địa phương trong cả nước.
Trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt chủ truơng xây dựng đường giao thông nông thôn và đường ra đồng, đẩy nhanh tỷ lệ cứng hoá mặt đê và đường giao thông nội đồng. Thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá trong hoạt động đầu tư hạ tầng giao thông phục vụ sản xuất nông nghiệp theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình hỗ trợ xi măng theo đề án xây dựng đường giao thông của tỉnh.
2.3.2.2. Đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi
Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương và phát triển thuỷ lợi theo hướng đa mục tiêu, nâng cao năng lực tưới tiêu, chủ động cho các loại cây trồng. Củng cố xây dựng, kiên cố hoá hệ thống đê sông, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thuỷ lợi, phấn đấu nâng hiệu suất sử dụng các công trình thuỷ lợi lên 85% - 90%.
Từng bước khắc phục và xử lý kịp thời tình trạng úng ngập trong mùa mưa bão, gây thiệt hại đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cần chủ động dự báo nhu cầu cấp nước đô thị, công nghiệp, và vùng nông nghiệp thâm canh. Đối với những vùng tiêu theo địa hình cần khoanh vùng và tiêu theo khu vực, đặc biệt nên tạo ra vùng trữ nước để nuôi trồng thủy sản, điều hòa nước mưa (Chí Linh, Kinh môn).
Bố trí công trình nhỏ, phân tán ở những vùng công trình thủy lợi bị xuống cấp hoặc vùng phát triển công nghiệp vì vùng này hệ thống thuỷ lợi đã hỏng do phát triển công nghiệp hoặc do mở rộng khu dân cư. Thay thế hoặc nâng cấp các trạm bơm quá cũ; Nạo vét các trục tiêu chính.
Đầu tư kiên cố hóa hệ thống kênh mương theo cơ chế “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, cụ thể là:
+ Nhà nước đầu tư 100% ngân sách đối với việc kiên cố hoá các kênh tưới chính, kênh cấp I, II của các trạm bơm tưới do nhà nước quản lý. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kênh tiêu và các trạm bơm tiêu đầu mối.
+ Đối với kênh nội đồng do cấp xã làm chủ đầu tư: Nhà nước hỗ trợ 50% và nhân dân góp vốn 50% tổng mức kinh phí xây dựng.
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hợp lý trong tưới, tiêu (tưới tiết kiệm nước) để nâng cao hiệu quả công tác tưới, tiêu. Phân cấp quản lý hệ thống công trình thủy lợi rõ ràng, triệt để giữa công ty, hợp tác xã và hộ nông dân.
2.3.2.3. Đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống cây, con, hệ thống thú y từ tỉnh đến cơ sở, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Nâng cao chất lượng kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm. Quy hoạch và xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, phấn đấu mỗi huyện có từ 1 - 2 cơ sở (riêng thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh xây mới 3 cơ sở). Đẩy mạnh cơ khí hoá trong nông nghiệp. Hỗ trợ phát triển các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn.
- Tăng cường hoạt động của mạng lưới dịch vụ khuyến nông. Tổ chức tốt công tác tập huấn kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất. Phổ biến nhân rộng các mô hình thâm canh có hiệu quả cao với chế độ luân canh hợp lý trên đồng ruộng.
- Ưu tiên đầu tư phát triển giống mới: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho Công ty giống cây trồng của tỉnh để sản xuất lai tạo, thử nghiệm các giống lúa chất lượng cao, lúa lai đảm bảo chủ động cung cấp đủ giống tốt cho sản xuất.