0
Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Đầu tư theo chương trình phát triển chăn nuôi, thủy sản tập trung

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2020 (Trang 25 -25 )

2.3.3.2. Đầu tư theo chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ...105 2.3.3.3. Đầu tư theo chương trình đảm bảo an ninh lương thực...105 Bảng 2.7 Diện tích đất lúa trong tổng quỹ đất ...107 Bảng 2.8 Diện tích gieo trồng cây lương thực, thực phẩm ...107

2.3.4. GIẢIPHÁPVỀVỐNCHOĐẦUTƯPHÁTTRIỂNNÔNGNGHIỆP...1072.3.4.1. NHUCẦUVỀVỐNCHOĐẦUTƯPHÁTTRIỂNNÔNGNGHIỆP...107 2.3.4.1. NHUCẦUVỀVỐNCHOĐẦUTƯPHÁTTRIỂNNÔNGNGHIỆP...107

TT 110

2.3.4.2.GIẢIPHÁPHUYĐỘNGVÀSỬDỤNGVỐN...110

2.3.5. Giải pháp về cơ chế chính sách và công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư phát triển nông nghiệp...112

với hoạt động đầu tư phát triển nông nghiệp...112

2.4. MỘTSỐĐỀXUẤT, KIẾNNGHỊ...114

8. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương: "Quy hoạch diện tích đất

trồng lúa đảm bảo An ninh lương thực tỉnh Hải Dương đến năm

2020 và định hướng đến năm 2030"...117

LỜI NÓI ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Là một quốc gia có truyền thống sản xuất nông nghiệp, gắn với “nền văn minh lúa nước”, sản xuất nông nghiệp được coi là một lợi thế và thực sự là một ngành kinh tế chủ lực của đất nuớc. Vì vậy, việc xây dựng nền sản xuất nông nghiệp vững mạnh, ổn định và hiệu qủa là một đòi hỏi khách quan và là sự lựa chọn tất yếu để đưa nước ta trở thành một quốc gia phát triển.

Là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, tỉnh Hải Dương có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong việc phát triển nông nghiệp. Trong những năm qua, bên cạnh việc phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp là sự lựa chọn và là lĩnh vực ưu tiên của tỉnh trong quá trình phát kinh tế xã hội. Với sự quan tâm, dành nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Hoạt động sản xuất nông nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh mà còn cung cấp lương thực, thực phẩm cho các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, một phần sản phẩm của ngành còn được xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, từng bước hình thành những phương tiện, phương thức sản xuất mới hiện đại, tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, hiệu quả cao,... Tuy nhiên, hoạt sản xuất nông nghiệp của tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: thiếu nguồn lực, hiệu quả của một số lĩnh vực chưa cao, chưa thực sự khai thác được những lợi thế so sánh, ảnh huởng đến quá trình phát triển chung của tỉnh.

Vì vậy, nghiên cứu về tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh trong những năm qua, từ đó đưa ra định hướng, giải pháp cho hoạt động đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh Hải Dương trong những năm tới là hết sức cần thiết và đã được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện. Với mong muốn đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp tỉnh nhà, trong quá trình

thực tập tại tỉnh em đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đầu tư phát triển

nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2020” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các chiến lược cũng như thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2012, định hướng đến năm 2020, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Là các đơn vị, cơ chế chính sách có liên quan đến hoạt động đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, bao gồm: các cơ quan, đơn vị, các tổ chức và cá nhân.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển nông nghiệp theo nghĩa hẹp (gồm: trồng trọt và chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp) trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

- Thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2006 – 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh, dự báo để từ đó rút ra các kết luận làm cơ sở đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao tình hình đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh nhà.

5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 2 chương như sau:

Chương I. Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2012

Chương II. Giải pháp cho đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2020

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2012

1.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm của Vùng Đồng bằng sông Hồng, có

vị trí tọa độ 20036’ – 21015’ độ vĩ Bắc và 106006’ – 106036’ độ kinh Đông, tiếp giáp

với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Phòng và

Hưng Yên. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.654,8 km2, dân số (năm 2012) là

1.725 nghìn người, đứng thứ 3 về diện tích và thứ tư về dân số trong 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở Vùng Đồng bằng sông Hồng. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính, bao gồm: thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện: Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng và Bình Giang.

Nằm ở tâm điểm của Vùng Đồng bằng sông Hồng và chính giữa trung tâm giữa tam giác kinh tế: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, trên địa bàn tỉnh có các tuyến giao thông quan trọng của quốc gia chạy qua với chất lượng tốt như: Quốc lộ 5A, Quốc lộ 18, Quốc lộ 37, Quốc lộ 38, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (đang xây dựng), đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Bắc Giang – Phả Lại… thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài. Đây là là các trục giao thông kết nối Vùng Thủ đô Hà Nội và các tỉnh xung quanh thông ra biển qua các cụm cảng Hải Phòng, Quảng Ninh và là trục giao thông chính kết nối các tỉnh trung du đồng bằng sông Hồng với các tỉnh ven biển phía nam đồng bằng sông Hồng. Vì thế, Hải Dương có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng.

Trong những năm qua tỉnh Hải Dương đã thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng bình quân giai đoạn 2006-2012 đạt 9,0%/năm (cao hơn mức bình quân chung của cả nước và nhiều tỉnh trong vùng); Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – Công nghiệp, xây dựng – Dịch vụ tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, từ 26,8% - 43,7% - 29,5% năm 2006 sang 22,4% - 45,5% - 32,1% năm 2012. Các cân đối lớn như: vốn đầu tư, xuất khẩu, thu ngân sách, giá trị xuất khẩu được giữ ổn

định và tăng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 12,5%/năm, từng bước nâng dần tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến trong cơ cấu ngành công nghiệp; hình thành và phát triển một số sản phẩm chủ lực, phù hợp với định hướng phát triển chung của vùng như: xi măng, thép, cơ khí, điện tử... Các ngành dịch vụ đạt mức tăng trưởng khá cao, tăng bình quân 14,1%/năm. Giá trị hàng hoá xuất khẩu tăng bình quân 46,8%/năm, nhập khẩu tăng 27,8%/năm. Hoạt động du lịch, dịch vụ viễn thông, vận tải, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,... phát triển khá nhanh.

* Về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất tăng bình quân 2,6%/năm. Diện tích đất trồng lúa được giữ ổn định, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và cung ứng một phần cho các tỉnh trong vùng; diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao tăng khá. Hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn và một số khu chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung.

Kinh tế nông thôn có nhiều khởi sắc, chú trọng phát triển các ngành nghề, làng nghề ở khu vực nông thôn. tỉnh. Nhiều công trình, dự án đầu tư phát triển GTNT, công trình thủy lợi, hỗ trợ phát triển giống, đường làng nghề, cấp, thoát nước, trụ sở xã….được triển khai xây dựng. Ngoài ra, các địa phương trong tỉnh đang tập trung triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

1.2. Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng cũng như thế mạnh của tỉnh trong phát triển sản xuất nông nghiệpphát triển sản xuất nông nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp

1.2.1. Vai trò của sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất ra sản phẩm trực tiếp nuôi sống con người. Dù khoa học đã điều chế ra các loại thực phẩm không thông qua nuôi trồng, nhưng trong phạm vi rộng lớn, việc sử dụng kết hợp đất, nước và năng lượng mặt trời tạo ra nông sản vẫn là cơ bản và kinh tế nhất. Các từ “an ninh”, “an toàn”, “ổn định” giành cho nông nghiệp hoặc các sản phẩm ngành nông nghiệp đã phần nào phản ảnh vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội phạm vi toàn cầu cũng như mỗi quốc gia.

Sản lượng lương thực, thực phẩm của nông nghiệp tỉnh ngoài việc đáp ứng nhu cầu ăn uống đảm bảo giá trị dinh dưỡng để phát triển cho trên 1,7 triệu dân trong tỉnh, hàng năm còn có lượng hàng hóa lớn cung cấp cho dân cư các thành phố, khu công nghiệp lớn trong vùng và xuất khẩu.

Đối với Hải Dương, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh tuy giảm từ 40,6% năm 1995 xuống còn 27,1% năm 2005, song nông nghiệp vẫn luôn là ngành kinh tế quan trọng, luôn được Lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp quan tâm. Có tới gần 60% các văn bản nghị quyết, chỉ đạo của tỉnh thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngày 20/4/1998 Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Đảng bộ khóa XII đã ra nghị quyết về chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đến năm 2000. Năm 2001 Tỉnh ủy đã chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001 – 2005 với 5 đề án cụ thể. Việc thực hiện các đề án đã góp phần quan trọng vào sự phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đã đề ra, trong đó có chương trình phát triển nông nghiệp – xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2010. Dù quá trình phát triển kinh tế - xã hội đạt tới cấp độ nào thì vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn có tầm chiến lược quan trọng trong chiến lược phát triển phạm vi tỉnh cũng như cả nước.

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh

1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý:

Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh). Phía bắc và đông bắc giáp các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng Ninh; Phía tây giáp tỉnh Hưng Yên; Phía nam giáp tỉnh Thái Bình; Phía đông giáp thành phố Hải Phòng.

Chiều dài lớn nhất từ bắc xuống nam là 63 km, từ đông sang tây là 55 km, điểm cách biển gần nhất là 25 km. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 165,48 nghìn ha, trong đó diện tích đất trồng lúa là 66.579,50 ha.

Là một tỉnh nông nghiệp vốn “đất chật, người đông” lại đang có xu thế công nghiệp hóa rất mạnh nên đất đai càng trở nên quý hiếm, đặc biệt là đất trồng lúa đảm bảo vị trí của địa bàn trọng điểm trong chiến lược an ninh lương thực quốc gia.

Khá bằng phẳng, có độ nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trên địa bàn tỉnh có 89% diện tích tự nhiên là đồng bằng do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, còn lại 11% diện tích ở khu vực đông bắc là đồi núi, như sau:

- Vùng đồng bằng gồm 10 huyện, thành phố: Cẩm Giàng, Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Thanh Hà, Kim Thành và thành phố Hải Dương. Vùng có độ cao trung bình từ 2 – 3m, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Phía đông chịu ảnh hưởng của biển nên vùng này có nhiều ô trũng xen lẫn với các vùng đất cao. Các khu vực trũng thường bị ảnh hưởng của thủy triều nên hay bị úng ngập trong mùa mưa.

- Vùng đồi núi thuộc huyện Chí Linh và Kinh Môn có độ cao trung bình từ 200 – 300 m. Cao nhất là dãy núi Dây Diều 618 m; Đèo Trê 533 m; Núi Dài 509 m.

Địa mạo của Hải Dương có thể được phân ra các vùng sau:

- Vùng núi phía đông bắc là một phần của cánh cung Đông Triều, cao nhất là dãy núi Dây Diều 618 m. Các dãy núi được cấu thành bởi đá trầm tích, tầng đất mỏng, diện tích rừng giảm.

- Vùng đồi bát úp có tầng đất mỏng, nhiều sỏi đá.

- Vùng núi đá vôi có dạng địa mạo điển hình Castơ, bên ngoài là núi lởm trởm, bên trong có nhiều hang động ngầm. Dạng địa mạo này chỉ có ở khu vực có núi đá vôi như: thị trấn Minh Tân, xã Phú thứ, Duy Tân, Phạm Mệnh, Tân Dân thuộc huyện Kinh Môn.

- Vùng đồng bằng phù sa có thể chia ra thành các dạng:

+ Khu vực ngoài đê sông Thái Bình, sông Luộc, có độ cao lớn hơn khu vực trong đê và nghiêng dần theo triền sông.

+ Khu vực Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc, tây bắc Tứ Kỳ có cốt đất phổ biến từ 2 – 2,5 m được bồi đắp phù sa của sông Đuống, sông Thái Bình, tầng canh tác mỏng và chua.

Với địa hình này, Hải Dương có khả năng phát triển mạnh và đa dạng các ngành sản xuất, nhất là sản phẩm nông, lâm nghiệp.

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia thành 4 mùa rõ rệt. Khí hậu khá ẩm, trị số ẩm tương đối trung bình hàng năm dao động từ 80- 90%. Lượng mưa bình quân năm từ 1450 – 1600 mm, riêng năm 2007 lượng

mưa chỉ đạt 1197 mm. Nhiệt độ bình quân năm 23,80C; tổng tích ôn cả năm đạt

85000C; nhiệt độ cao nhất 37 – 380C, nhiệt độ thấp nhất 5 – 80C. Tổng bức xạ vượt

quá 100 Kcal/cm2/năm, số giờ nắng trung bình 1300 – 1700 giờ/năm.

Nhìn chung, khí hậu của tỉnh Hải Dương thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp, việc gieo trồng có thể tiến hành quanh năm, cây cối 4 mùa ra hoa kết trái, đồng ruộng mỗi năm có thể làm được 2 – 3 vụ, thậm trí có nơi 4 – 5 vụ/năm. Đặc biệt, điều kiện khí hậu vào mùa đông rất thuận lợi cho việc phát triển cây rau màu thực phẩm, nhất là khả năng trồng rau xuất khẩu. Tuy nhiên đối với vùng bán sơn địa vào mùa đông cần chú ý chống hạn, chống sương muối, vào mùa mưa chú ý chống xói mòn.

Bảng 1.1 Tổng hợp các yếu tố khí hậu tỉnh Hải Dương Số TT Các yếu tố Đơn vị tính Vùng bán sơn địa Vùng đồng bằng 1 Nhiệt độ không khí 0C + Nhiệt độ bình quân 0C 23,8 24,1 + Nhiệt độ thấp nhất 0C 12,5 13,8 + Nhiệt độ cao nhất 0C 32,6 32,4 2 Tổng tích ôn 0C 8000 8500

3 Số giờ nắng bình quân/năm Giờ 1346 1372

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2020 (Trang 25 -25 )

×