0
Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2020 (Trang 41 -41 )

Trong hoạt động đầu tư phát triển, cơ sở hạ tầng luôn là một trong những yếu tố không thể thiếu. Vì vậy, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng luôn được ưu tiên đi trước một bước. Trong thời gian qua Hải Dương đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phục vụ việc phát triển nông nghiệp của tỉnh nói riêng.

* Hệ thống giao thông vận tải:

- Mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh có 9.206 km, mật độ đường ô tô

đạt 0,47 km/km2. Có 6 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh với tổng chiều dài 146

km đều đã được mở rộng, nâng cấp, chất lượng tương đối tốt. 13 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 256,9 km, cùng với hệ thống cầu, cống được cải tạo, tu sửa đáp ứng nhu cầu lưu thông trên địa bàn. Mạng lưới đường huyện gồm có 27 tuyến, tổng chiều dài 353 km, với 103 cầu và 308 cống. Hệ thống đường xã, thôn có tổng chiều dài trên 8771 km, trong đó đường xã 1376 km, đường thôn xóm 4548 km, đường sản xuất ra đồng 2459 km và đường chuyên dùng 35,5 km. Hệ thống đường này đã được cải tạo đáng kể thông qua chương trình phát triển giao thông nông thôn.

Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện đáng kể nhờ sự đầu tư của nhà nước và sự đóng góp của nhân dân. Việc lưu thông, đi lại thuận tiên trên địa bàn tỉnh và tiếp cận nhanh chóng với bên ngoài, thông qua đó đã thúc đẩy nền sản xuất phát triển mạnh trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên hệ thống giao thông nông thôn còn hạn chế về chất lượng, nhất là hệ thống cầu, cống, tỷ lệ kiên cố hóa và chất lượng chưa cao.

+ Đường sắt: trên địa bàn tỉnh có 3 tuyến đường sắt đi qua với chiều dài 71 km: tuyến Hà Nội – Hải Phòng, tuyến Kép – Uông Bí và tuyến Cổ Thành – ga Chí Linh. Các tuyến đường sắt đã tạo điều kiện tốt cho việc lưu chuyển giữa Hải Dương với các tỉnh khác và lưu thông hàng hóa quá cảnh qua cảng Hải Phòng.

+ Đường thuỷ: Hải Dương là tỉnh có nhiều sông lớn chảy qua, tạo thành một mạng lưới đường thủy liên hoàn khá thuận lợi gữa địa phương với các tỉnh phía Bắc và với hệ thống cảng biển quốc gia. Tổng chiều dài các tuyến đường sông đã được khai thác vận tải là 393,5 km bao gồm cả các tuyến do Trung ương và tỉnh quản lý. Tuy nhiên các hoạt động khai thác trên hệ thống sông chỉ mới hình thành theo phương thức tự nhiên, tàu thuyền và các đập chưa được cải tạo, thiết bị chỉ dẫn chưa được hiện đại hóa và luồng lạch chưa được nạo vét thường xuyên nên phần nào đã

hạn chế khả năng lưu thông.

Hải Dương với mạng lưới giao thông thông suốt và đa dạng (đường bộ, đường sắt, đường thủy) đã giúp cho tỉnh tiếp cận nhanh chóng với cả nước và nước ngoài, thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường và thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội phát triển.

* Hệ thống thủy lợi:

Hệ thống thuỷ lợi của tỉnh chia làm hai vùng:

- Vùng thuỷ lợi Bắc Hưng Hải: gồm thành phố Hải Dương, Huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang và huyện Thanh Miện.

- Vùng triều: Gồm Huyện Chí Linh, Kinh Môn, Nam Sách, Thanh Hà và huyện Kim Thành.

+ Chế độ tưới:

Nếu so với diện tích trồng lúa, khả năng tưới của hệ thống thuỷ lợi đạt được 96%, trong đó vùng Bắc Hưng Hải đạt thấp. Đến nay diện tích hạn toàn tỉnh vẫn còn khoảng 4000 ha. Những diện tích chưa có công trình thủy lợi để tưới chủ yếu nằm ngoài đê các sông lớn và sông trục Bắc Hưng Hải.

+ Chế độ tiêu:

Thực tế thống kê diện tích úng trong những năm qua cho thấy, mặc dù diện tích đất đã có công trình tương đối hoàn chỉnh nhưng diện tích úng hàng năm vẫn còn. Những năm có lượng mưa ít, không tập trung, diện tích úng vẫn xảy ra; những năm mưa lớn, tập trung, mưa kéo dài, diện tích úng vẫn ở mức 25.794 ha đất canh tác, trong đó có tới 3.484 ha bị giảm năng suất và 3.464 ha diện đất canh tác bị mất trắng. Diện tích trên tập trung ở vùng thuỷ lợi Bắc Hưng Hải 16.476 ha, vùng triều 9.318ha.

Nhìn chung hệ thống thủy lợi Hải Dương đã được quy hoạch khá hoàn chỉnh, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tưới nước cho cây trồng (tưới được 96% diện tích đất trồng lúa). Về tiêu nước: Diện tích tiêu nước trong toàn tỉnh được chia ra với 3 mức độ: tiêu hoàn toàn chủ động bằng động lực (máy bơm), tiêu hạn chế (cả tự chảy, động lực) và tiêu do địa hình tập trung ở vùng triều (diện tích này chiếm tới 37% diện tích cần tiêu). Việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp đã làm ảnh hưởng đến công tác tiêu úng nội đồng, vì vậy khi có mưa lớn vùng này thường

gặp khó khăn về tiêu nước.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp

- Cơ sở sản xuất giống cây con: được quan tâm đầu tư tương đối đồng bộ. Tỉnh đã có hệ thống các công ty phục vụ giống cây con như: Trung tâm Giống gia súc; Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng; các xí nghiệp thuộc Công ty Giống cây trồng tỉnh... Các cơ sở này hàng năm phục vụ tốt nhu cầu giống cho sản xuất của nông dân.

- Cơ khí: Số máy kéo làm đất tăng từ 4.148 chiếc, công suất 48.828 CV năm 2001 lên 4.477 chiếc, công suất 54.588 CV năm 2006; năm 2011 tăng lên 5.000 chiếc công suất 67.400 CV. Tỷ lệ làm đất bằng máy trong nông nghiệp đạt 90%, trong đó diện tích lúa được làm đất bằng máy chiếm tỷ lệ 89,27%, tỷ lệ cơ giới hoá khâu tuốt lúa 98%, xay sát đạt 100%, vận tải nông thôn đạt 80%.

- Phát triển kinh tế trang trại: ước tính có 2523 trang trại, trong đó có 36 trang trại trồng cây lâu năm; 10 trang trại lâm nghiệp; 685 trang trại chăn nuôi; 263 trang trại thuỷ sản; 1529 trang trại kinh doanh tổng hợp. Thu nhập bình quân 1 trang trại trong năm đạt 56,7 triệu đồng; các trang trại phát triển đã góp phần giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận lao động ở nông thôn.

- Hoạt động của mạng lưới khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp: Toàn tỉnh có 336 HTX dịch vụ trong nông nghiệp. Các HTX này chủ yếu làm các dịch vụ thiết yếu như: thuỷ nông, làm đất, điện, bảo vệ thực vật. Mạng lưới khuyến nông của tỉnh hoạt động khá tích cực đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn chuyển giao KHKT vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2020 (Trang 41 -41 )

×