* Vị trí địa lý:
Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh). Phía bắc và đông bắc giáp các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng Ninh; Phía tây giáp tỉnh Hưng Yên; Phía nam giáp tỉnh Thái Bình; Phía đông giáp thành phố Hải Phòng.
Chiều dài lớn nhất từ bắc xuống nam là 63 km, từ đông sang tây là 55 km, điểm cách biển gần nhất là 25 km. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 165,48 nghìn ha, trong đó diện tích đất trồng lúa là 66.579,50 ha.
Là một tỉnh nông nghiệp vốn “đất chật, người đông” lại đang có xu thế công nghiệp hóa rất mạnh nên đất đai càng trở nên quý hiếm, đặc biệt là đất trồng lúa đảm bảo vị trí của địa bàn trọng điểm trong chiến lược an ninh lương thực quốc gia.
Khá bằng phẳng, có độ nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trên địa bàn tỉnh có 89% diện tích tự nhiên là đồng bằng do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, còn lại 11% diện tích ở khu vực đông bắc là đồi núi, như sau:
- Vùng đồng bằng gồm 10 huyện, thành phố: Cẩm Giàng, Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Thanh Hà, Kim Thành và thành phố Hải Dương. Vùng có độ cao trung bình từ 2 – 3m, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Phía đông chịu ảnh hưởng của biển nên vùng này có nhiều ô trũng xen lẫn với các vùng đất cao. Các khu vực trũng thường bị ảnh hưởng của thủy triều nên hay bị úng ngập trong mùa mưa.
- Vùng đồi núi thuộc huyện Chí Linh và Kinh Môn có độ cao trung bình từ 200 – 300 m. Cao nhất là dãy núi Dây Diều 618 m; Đèo Trê 533 m; Núi Dài 509 m.
Địa mạo của Hải Dương có thể được phân ra các vùng sau:
- Vùng núi phía đông bắc là một phần của cánh cung Đông Triều, cao nhất là dãy núi Dây Diều 618 m. Các dãy núi được cấu thành bởi đá trầm tích, tầng đất mỏng, diện tích rừng giảm.
- Vùng đồi bát úp có tầng đất mỏng, nhiều sỏi đá.
- Vùng núi đá vôi có dạng địa mạo điển hình Castơ, bên ngoài là núi lởm trởm, bên trong có nhiều hang động ngầm. Dạng địa mạo này chỉ có ở khu vực có núi đá vôi như: thị trấn Minh Tân, xã Phú thứ, Duy Tân, Phạm Mệnh, Tân Dân thuộc huyện Kinh Môn.
- Vùng đồng bằng phù sa có thể chia ra thành các dạng:
+ Khu vực ngoài đê sông Thái Bình, sông Luộc, có độ cao lớn hơn khu vực trong đê và nghiêng dần theo triền sông.
+ Khu vực Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc, tây bắc Tứ Kỳ có cốt đất phổ biến từ 2 – 2,5 m được bồi đắp phù sa của sông Đuống, sông Thái Bình, tầng canh tác mỏng và chua.
Với địa hình này, Hải Dương có khả năng phát triển mạnh và đa dạng các ngành sản xuất, nhất là sản phẩm nông, lâm nghiệp.
Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia thành 4 mùa rõ rệt. Khí hậu khá ẩm, trị số ẩm tương đối trung bình hàng năm dao động từ 80- 90%. Lượng mưa bình quân năm từ 1450 – 1600 mm, riêng năm 2007 lượng
mưa chỉ đạt 1197 mm. Nhiệt độ bình quân năm 23,80C; tổng tích ôn cả năm đạt
85000C; nhiệt độ cao nhất 37 – 380C, nhiệt độ thấp nhất 5 – 80C. Tổng bức xạ vượt
quá 100 Kcal/cm2/năm, số giờ nắng trung bình 1300 – 1700 giờ/năm.
Nhìn chung, khí hậu của tỉnh Hải Dương thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp, việc gieo trồng có thể tiến hành quanh năm, cây cối 4 mùa ra hoa kết trái, đồng ruộng mỗi năm có thể làm được 2 – 3 vụ, thậm trí có nơi 4 – 5 vụ/năm. Đặc biệt, điều kiện khí hậu vào mùa đông rất thuận lợi cho việc phát triển cây rau màu thực phẩm, nhất là khả năng trồng rau xuất khẩu. Tuy nhiên đối với vùng bán sơn địa vào mùa đông cần chú ý chống hạn, chống sương muối, vào mùa mưa chú ý chống xói mòn.
Bảng 1.1 Tổng hợp các yếu tố khí hậu tỉnh Hải Dương Số TT Các yếu tố Đơn vị tính Vùng bán sơn địa Vùng đồng bằng 1 Nhiệt độ không khí 0C + Nhiệt độ bình quân 0C 23,8 24,1 + Nhiệt độ thấp nhất 0C 12,5 13,8 + Nhiệt độ cao nhất 0C 32,6 32,4 2 Tổng tích ôn 0C 8000 8500
3 Số giờ nắng bình quân/năm Giờ 1346 1372
4 Lượng mưa mm
+Bình quân/năm mm 1346 1372
+ Cao nhất/năm mm 1600 1650
+ Thấp nhất/năm mm 1200 1200
+ Số ngày mưa bình quân/năm ngày 95 144
+ Số ngày mưa cao nhất/năm ngày 145 160
+ Số ngày mưa thấp nhất/năm ngày 53 88
5 Lượng bốc hơi bình quân/năm mm 984 792
6 Độ ẩm không khí bình quân/năm % 83 83
7 Chỉ số khô hạn hơi/lượng mưaLượng bốc 0,7 0,5
8 Nhiệt độ đất
+ Nhiệt độ đất bình quân 0C 25,8 25,6
+ Nhiệt độ đất cao nhất 0C 66,0 69,1
+ Nhiệt độ đất thấp nhất 0C 0,4 2,0
* Sông ngòi:
Trên địa bàn tỉnh có mạng lưới sông khá dầy: Hệ thống sông Thái Bình cùng các phân lưu của nó là sông Kinh Thầy, Kinh Môn, Lai Vu, sông Gùa, Hàn Cấu, Mạo Khê... Các sông khác như sông Kẻ Sặt, sông Cửu An... thuộc hệ thống sông đào Bắc Hưng Hải. Tổng số có 14 sông lớn với chiều dài khoảng 500 km và trên 2000 km sông ngòi nhỏ, tổng lượng dòng chảy qua địa bàn tỉnh hàng năm là trên 1
tỷ m3 nước.
- Hệ thống sông chính gồm có:
+ Sông Thái Bình chảy qua Hải Dương phân thành 3 nhánh: sông Kinh Thầy, sông Gùa và sông Mía, các sông này đều có đặc điểm là lòng rộng, độ dốc nhỏ, không đều và luôn biến đổi, bồi, xói cục bộ, cao độ đáy sông có nhiều đoạn đột biến, đáy sông thấp hơn nhiều so với mực nước biển.
+ Sông Luộc: phần chảy qua Hải Dương dài 24 km với chiều rộng trung bình từ 150m đến 250 m, sâu 4 – 6m chảy dọc theo ranh giới phía nam của tỉnh. Sông chảy quanh co uốn khúc, tạo ra những bãi bồi ven sông tương đối rộng. Hàng năm sông Luộc chuyển khoảng 10 – 11% lượng nước sông Hồng qua cửa sông Thái Bình ra biển.
- Hệ thống sông trong đồng đều bắt nguồn từ các cống hay trạm bơm lớn ở các đê sông chính. Dòng chảy các sông này thường do con người điều khiển theo yêu cầu sản xuất. Có thể phân hệ thống sông nội đồng theo 2 khu vực chính:
+ Các sông thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải gồm 2 trục chính là sông Kim Sơn ở phía bắc chảy từ Xuân Quan đến Hải Dương và sông Cửu An ở phía nam chảy từ Nghi Xuyên đến Cự Lộc.
+ Các sông thuộc tả ngạn sông Thái Bình gồm phần lớn là các kênh đào từ năm 1955, bắt nguồn từ các cống dưới đê và cửa ra là các cống ngăn triều hay trạm bơm tiêu.
Nhìn chung mật độ sông ngòi của Hải Dương dày đặc, đã mang lại nguồn lợi lớn cho kinh tế của tỉnh, mùa cạn tưới cho hàng chục nghìn ha canh tác và hàng năm bồi đắp cho đồng ruộng một lượng phù sa khá lớn, làm tăng thêm độ phì cho đất. Ngoài ra sông ngòi còn là đường giao thông thuỷ thuận lợi và là nơi cung cấp nguồn thuỷ sản dồi dào, phong phú. Hiện tại việc sử dụng nước cho sinh hoạt của nhân dân và nước cho sản xuất của các ngành kinh tế luôn được đáp ứng đủ, chủ
yếu là từ nguồn nước mặt. Tuy nhiên do gần biển nên hầu hết nước ở sông Thái Bình và các nhánh đều bị ảnh hưởng của thuỷ triều. Mỗi chu kỳ triều 13 – 14 ngày, trung bình của triều là 1m, về mùa khô hanh, nhất là từ tháng giêng đến tháng 4 hàng năm thuỷ triều đã gây nhiễm mặn, ảnh hưởng tới đồng ruộng, đất bị nhiễm mặn tập trung ở các xã phía bắc huyện Kinh Môn, phía đông, đông nam huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà.