7. Cấu trúc luận văn
3.3.3. Hoạt động buôn bán của Hoa kiều
Hoa kiều ở Thăng Long – Hà Nội giữ vai trò kinh tế hết sức quan trọng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, Hoa kiều đã có mặt và sinh sống ở Thăng Long – Hà Nội từ khá sớm. Vào đầu thế kỷ XV, trong Dư địa chí
Nguyễn Trãi đã nói đến một phường “Đường Nhân”, tức là những phường của Hoa kiều sinh sống và buôn bán ở Thăng Long (nay là phố Hàng Ngang). Sự có mặt của Hoa kiều làm ăn buôn bán bên cạnh những người Việt Nam không những là một nét đặc trưng của Thăng Long - Hà Nội, mà còn là hiện tượng phổ biến trong các thành thị Việt Nam thời trung đại. Đợt di dân hàng loạt của Hoa kiều vào Thăng Long có lẽ được thực hiện vào cuối thế kỷ XVII đến hết thế kỷ XVIII. Một mặt, các Hoa kiều di cư vào Việt Nam đã cố gắng len lỏi để cư trú và làm ăn tại kinh thành Thăng Long, nhưng mặt khác họ cũng bị nhà nước phong kiến nhiều lần hạn chế, cấm đoán, ngăn chặn.
Bước sang thế kỷ XIX, tình hình đã đổi khác. Lợi dụng chính sách nhượng bộ của vua Gia Long với nhà Thanh ưu đãi cho Hoa kiều, mặt khác kinh đô đã chuyển vào Huế, nhà Nguyễn không cần đề phòng cẩn mật đối với Thăng Long - Hà Nội nữa, vì vậy Hoa kiều được dịp ồ ạt di cư sang Việt Nam, vào Thăng Long – Hà Nội trong suốt nửa đầu thế kỷ XIX [15, tr.159].
Tại Hội quán Quảng Đông (số 22 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm) còn 2 tấm bia, trong đó có bia Việt Đông hội quán bi kí (….), dựng năm Gia Long thứ 2 (1803) cho biết, vào năm này khu phố của người Hoa làm ăn khá phát đạt, giao thương thông thoáng, phố sá sầm uất với đủ các loại hàng hoá: “Từ khi nhà vua mở nước cho người ngoại quốc, hàng loạt
Hoa kiều đã muốn được đức hoàng đế gia ân, đường sá và chợ quán đầy ắp thương khách…thành Thăng Long là nơi đầu tiên của An Nam, từ lâu đã buôn bán nhiều đồ vật quý của Quảng Đông, tàu thuyền đem đến đây tất cả mọi thứ hàng hoá…” [38].
Tấm bia này còn ghi tên, họ của 7 người có chức sắc Hoa kiều đã đứng ra xây dựng hội quán.
Bia Đỉnh Kiến hội quán thiêm đế lục (頂 建 會 館 添 帝 錄) còn cho biết thêm về tên họ, quê quán của những thương nhân và các cửa hiệu quyên góp tiền của để xây dựng hội.
Người Hoa đến Thăng Long đã lập ra bốn bang tương ứng với 3 tỉnh và một khu vực là quê hương gốc của họ: Quảng Đông, Phúc Kiến, Nam Hải và Triều Châu, trong đó hai bang Quảng Đông và Phúc Kiến phần lớn là những thương nhân giàu có. Tại di tích Hội quán Phúc Kiến số 40 phố Lãn Ông còn tấm bia Phúc Kiến hội quán hưng sáng lục (福 建 會 館 興 創 錄), dựng năm Gia Long thứ 16 (1817) cho biết: “Thương thuyền đến
An Nam trú ngụ ở đất Thăng Long dựng miếu đền đèn nhang thờ cúng. Đến năm Ất Hợi, nhân hội bàn thương hội, liền quyên góp tiền của mua một miếng đất làm miếu…”
Việc buôn bán của người Hoa khá phát đạt, nhờ những thủ đoạn khôn khéo. Lợi dụng những chính sách của nhà Nguyễn nên Hoa kiều đã độc quyền trong mọi ngành xuất nhập khẩu, chính vì vậy mà họ trở thành những thương gia giàu có. Những khu phố của người Hoa đường ngõ sạch đẹp, rộng rãi “Nhà gạch lợp ngói, có cửa cao và đồ đạc sang trọng, gọi là