Phân bố theo nội dung phản ánh

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của đời sống thị dân Thăng Long - Hà Nội (Qua khảo sát Văn bia (Trang 50)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Phân bố theo nội dung phản ánh

Có rất nhiều cách phân loại văn bia. Khi căn cứ vào loại hình di tích có bia đình, bia chùa, bia đền, miếu, văn chỉ, quán, hội quán… Căn cứ vào hình dáng tạo bia có dẹt (bia 2 mặt) bia vuông (bia 4 mặt), bia tròn, bia Ma Nhai, bia tượng. Khi căn cứ theo nội dung phản ánh, chúng tôi tạm phân loại văn bia theo ba nội dung chính.

Một là bia ghi công, nội dung này thuộc về các văn bia công đức. Hai là bia ghi việc, là các văn bia nhằm ghi lại các sự việc cần ghi nhớ, hoặc như các loại giao kèo, khế ước v.v…

Ba là bia thuật đức, ca ngợi hiền tài, nội dung này nằm trong các văn bia lăng mộ, từ đường, văn bia đề danh.

+ Văn bia kiến trúc tu tạo kiêm ghi công (hoặc văn bia công đức):

Đây là loại văn bia chiếm số lượng lớn và có giá trị cao về sử liệu cũng như văn học trong kho tàng văn bia nước ta. Thời xưa, phàm có việc xây dựng sửa chữa đình, chùa, miếu vũ, từ đường, đúc chuông, tô tượng, hoặc xây sửa cầu đường, mở chợ… người ta thường lập bia hoặc khắc chuông để ghi lại sự việc và ghi công đức cho những hội chủ hưng công đóng góp. Ngoài việc ghi về nguyên do, quá trình xây dựng, quy mô công trình và người khởi xướng, thường còn có phần ca ngợi Phật pháp hoặc quyền phép và sự linh nghiệm của thần linh [2, tr.45]. Loại bia này chiếm số lượng tương đối trong các bia đã khảo sát.

+ Bia ghi việc: là loại văn bia được viết ra để ghi nhớ một sự kiện nào

đó. Đây là loại hình văn bia rất phổ biến, bao gồm văn bia Hậu thần, Hậu phật, Hậu hiền… lâu nay vẫn được gọi chung là văn bia Hậu, ngoài ra còn có văn bia gửi giỗ, văn bia giao ước, lệnh chỉ, sắc chỉ…

+ Bia thuật đức, ca ngợi hiền tài (bia đề danh): Loại bia này chủ yếu

nằm trong những bia đề danh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám và những bia tại văn chỉ, từ đường và lăng mộ…

Bảng 1.25. Văn bia ở Thăng Long - Hà Nội theo nội dung phản ánh (đơn vị tính: văn bia)

Thứ tự Quận Tổng số văn bia Nội dung phản ánh Kiến trúc tu tạo kiêm ghi

công

Bia ghi việc Bia thuật đức

(đề danh) 1 Ba Đình 175 36 135 3 2 Cầu Giấy 29 6 23 0 3 Đống Đa 258 43 133 82 4 Hai Bà Trưng 144 27 116 1 5 Hoàn Kiếm 177 72 103 2 5 Tây Hồ 164 24 141 0 Cộng 947 208 651 88 Tỷ lệ (%) 100 22 68,8 9,2

Nhìn từ bảng trên có thể thấy bia ghi việc chiếm số lượng nhiều nhất (68,8%), sau đó là bia kiến trúc, tu tạo kiêm ghi công (22%), loại bia thuật đức (đề danh) có số lượng ít nhất (9,2%).

Với số lượng văn bia như trên, sự phân chia theo các nội dung phản ánh chỉ mang tính tương đối. Khi nghiên cứu từng khía cạnh nội dung sẽ cho những kết quả cụ thể và đầy đủ hơn đối với các mặt sinh hoạt của đời sống xã hội Thăng Long – Hà Nội được phản ánh qua văn bia.

Tiểu kết Chương 1

Địa giới Thăng Long – Hà Nội đã có nhiều biến động, đặc biệt là vào thời Nguyễn, Thăng Long từ Kinh đô trở thành thủ phủ của Bắc Thành, rồi tỉnh thành Hà Nội. Các đơn vị hành chính cấp phường, thôn, trại của hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận ở thời kỳ đầu thế kỷ XIX (khoảng từ 1810 đến 1831) ít có biến động, trừ một số tên Nôm được đổi sang tên chữ Hán. Tuy nhiên, đến giữa thế kỷ XIX, nhiều phường, thôn, trại đã được đổi tên, hoặc hợp nhất các phường thôn cũ thành những phường, thôn mới. Sự biến động này thể hiện rõ nhất trên địa bàn huyện Thọ Xương: từ 8 tổng 193 phường thôn chỉ còn 116 phường, thôn. Đối với huyện Vĩnh Thuận, ít sự xáo trộn hơn (trừ tổng Yên Thành từ 56 phường thôn rút xuống còn 12 phường thôn).

Trong gần 1000 năm, với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, Thăng Long – Hà Nội còn lưu giữ được số lượng các di tích lịch sử văn hoá đa dạng về loại hình như: đình, đền, miếu, phủ, chùa, quán, văn miếu, văn chỉ…cùng hệ thống bia đá tiêu biểu, phong phú. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, số lượng văn bia của Thăng Long - Hà Nội được phân bố không đồng đều giữa các địa phương, có nơi nhiều, nơi ít. Sự phân bố này còn phụ thuộc vào loại hình di tích. Trong 947 văn bia, bia chùa vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn so với các loại hình di tích đình, đền, miếu…

Xét về mặt thời gian: Văn bia của Thăng Long – Hà Nội có niên đại tương đối muộn so với các địa phương khác, một số bia quí hiếm đã bị thất lạc. Với số lượng gần 1.000 văn bia, chỉ tìm thấy 13 văn bia thời Lê sơ, 1 bia thời Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bia thời Lê Trung hưng và thời Tây Sơn còn lại với số lượng khiêm tốn, đại đa số là văn bia thời Nguyễn.

Nội dung phản ánh của văn bia không đồng đều, với đặc điểm các bia nằm trong các cơ sở thờ cúng nên nội dung chủ yếu tập trung vào loại bia ghi việc (chủ yếu là bia gửi giỗ). Loại bia hậu (hậu Thần, hậu Phật) và bia ghi công, bia đề danh còn lại với số lượng không nhiều. Với sự phân bố như vậy, chắc chắn các khía cạnh của đời sống xã hội phản ánh qua văn bia chỉ mang tính

Chương 2: ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ, TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG, GIÁO DỤC - KHOA CỬ

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của đời sống thị dân Thăng Long - Hà Nội (Qua khảo sát Văn bia (Trang 50)