7. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Phân bố theo thời gian
Thăng Long - Hà Nội là kinh đô của đất nước, nhưng cũng là đối tượng bị tàn phá, huỷ hoại bởi các cuộc xâm lược của giặc ngoại xâm và nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến dẫn tới cảnh kinh đô nhiều lần bị hoang tàn.
Thời Trần, chỉ trong vòng 30 năm (từ 1258 đến 1288), quân Nguyên – Mông đã ba lần xâm lược nước ta, trong đó có hai lần tràn vào Thăng Long (năm 1285 và năm 1288) đốt phá các cung điện, đền đài, chùa chiền, miếu mạo và hàng loạt các di sản văn hoá, bi kí, tượng Phật.
Đầu thế kỷ XV, kinh thành Thăng Long lại bị sự tàn phá của giặc Minh. Với chính sách huỷ diệt toàn bộ nền văn hiến của nước Việt, chúng
đã đốt phá các công trình văn hoá, sách vở, bi kí. Những thế kỷ tiếp theo, Thăng Long lại chìm trong nội chiến Lê - Mạc, Trịnh – Tây Sơn khiến mảnh đất này hầu như không giữ được các công trình văn hoá nguyên vẹn. Đó cũng là một nguyên nhân lý giải tại sao Thăng Long không có những công trình văn hoá đồ sộ cùng những cổ vật quí như sử sách đã ghi chép lại.
Thời Lý - Trần - Hồ: không tìm thấy thác bản văn bia nào trong kho lưu trữ của Ban QLDTDT Hà Nội.
Thời Hậu Lê gồm hai giai đoạn: Lê sơ (1428-1527) và Lê Trung hưng (1533-1789).
Thời Lê sơ (1428-1527): số lượng văn bia còn lưu giữ được rất ít. Hầu như các đình, đền, chùa, quán không còn lưu giữ được văn bia của thời kỳ này, duy chỉ có di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn 13 tấm bia các khoa thi tiến sĩ từ khoa Đại Bảo thứ 3 (1442) đến khoa Quang Thiệu 3 (1518).
Thời Mạc bắt đầu từ khi Mạc Thái Tổ lên ngôi tháng 6 năm 1527 cho đến khi bị quân Lê - Trịnh đánh bại vào năm 1592. Trong vòng 66 năm, từ khoa thi đầu tiên, năm Kỷ Sửu Minh Đức 3 (1529) đến khoa thi cuối cùng là năm Nhâm Thìn đời Mạc Hồng Ninh 2 (1592), nhà Mạc tổ chức được 21 khoa thi, nhưng hiện nay trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám chỉ còn lại 1 tấm bia của khoa thi Minh Đức 3 (1529).
Thời Lê Trung Hưng: đây là thời kỳ văn bia phát triển nở rộ. Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần trên, do nhiều nguyên nhân: chiến tranh, giặc giã, khí hậu…nên số lượng văn bia thời Lê Trung hưng trong các di tích của Thăng Long - Hà Nội còn lại với số lượng không nhiều.
Bảng 1.23. Văn bia thời Lê Trung hưng ở Thăng Long - Hà Nội (đơn vị tính: văn bia)
Thứ tự Niên đại Số lượng
1 Nguyên Hoà (1533-1548) 0 2 Thuận Bình (1548-1556) 1 3 Thiên Hựu (1557) 0 4 Chính Trị (1558-1571) 1 5 Hồng Phúc (1572-1573) 0 6 Gia Thái (1573-1577) 1 7 Quang Hưng (1578-1599) 6 8 Thuận Đức (1600) 0 9 Hoằng Định (1601-1619) 8 10 Vĩnh Tộ (1620-1628) 7 11 Đức Long (1629-1634) 2 12 Dương Hoà (1634-1643) 5 13 Phúc Thái (1643-1649) 2 14 Khánh Đức (1649-1652) 2 15 Thịnh Đức (1653-1657) 2 16 Vĩnh Thọ (1658-1661) 2 17 Vạn Khánh (1662) 0 18 Cảnh Trị (1663-1671) 5 19 Dương Đức (1672-1673) 1 20 Đức Nguyên (1674-1675) 0 21 Vĩnh Trị (1678-1680) 2 22 Chính Hoà (1680-1705) 16 23 Vĩnh Thịnh (1706-1719) 9
24 Bảo Thái (1720-1729) 4 25 Vĩnh Khánh (1729-1732) 2 26 Long Đức (1732-1735) 1 27 Vĩnh Hựu (1735-1740) 5 28 Cảnh Hưng (1740-1786) 29 29 Chiêu Thống (1786-1789) 0
30 Không xác định được niên hiệu 14
Tổng cộng: 127
Trong số 127 văn bia, riêng khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã chiếm 68 bia, chỉ còn 58 bia tại các di tích. Niên đại phân bố văn bia thời Lê Trung hưng không đồng đều: từ niên hiệu Nguyên Hoà đến Thuận Đức kéo dài 69 năm nhưng chỉ có 9 bia, từ niên hiệu Hoằng Định về sau đến Chiêu Thống (tổng cộng 188 năm) có 103 bia. Nhiều nhất và văn bia thời Cảnh Hưng (29 bia), sau đó là Chính Hoà (16 bia), Vĩnh Thịnh (9 bia), Hoằng Định (8 bia), Vĩnh Tộ (7 bia), Cảnh Trị và Vĩnh Hựu, Bảo Thái có số bia bằng nhau (5 bia), có những niên hiệu không có bia, như: Nguyên Hoà, Thiên Hựu, Hồng Phúc, Vạn Khánh, Đức Nguyên, Chiêu Thống.
Bên cạnh số văn bia ghi niên hiệu, có 14 bia tuy không ghi niên hiệu tạo dựng, song đối chiếu với địa danh hành chính cũ ghi trên bia có thể xác định đó là bia thời Lê (ví dụ như bia Chiêu Thiền tự (招 禪 字) - chùa Láng ghi địa danh là huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, bia Hậu thần bi
kí (後 神 碑 記) - đình Nam Đồng ghi: huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên…).
Thời Tây Sơn (1778 - 1802), kéo dài 24 năm với 3 triều vua: Thái Đức (1778 - 1793), Quang Trung (1778 - 1792) và Cảnh Thịnh (1792 -
1802), nhưng chỉ có 9 văn bia có niên đại tạo dựng thời Cảnh Thịnh, còn niên hiệu Quang Trung và Thái Đức không có văn bia nào.
Thời Nguyễn bắt đầu từ năm 1802 khi Gia Long đánh bại nhà Tây Sơn lên ngôi đến khi hoàn toàn sụp đổ năm 1945, tổng cộng là 143 năm.
Bảng 1.24. Văn bia thời Nguyễn ở Thăng Long - Hà Nội (đơn vị tính: văn bia)
Thứ tự Niên đại Số lượng
1 Gia Long (1802-1820) 17 2 Minh Mệnh (1820-1840) 26 3 Triệu Trị (1841-1847) 27 4 Tự Đức (1848-1883) 114 5 Dục Đức (1883) 0 6 Hiệp Hoà (1883) 0 7 Kiến Phúc (1883-1884) 1 8 Hàm Nghi (1884-1885) 0 9 Đồng Khánh (1885-1889) 10 10 Thành Thái (1889-1907) 92 11 Duy Tân (1907-1916) 46 12 Khải Định (1916-1925) 62 13 Bảo Đại (1926-1945) 245
14 Không xác định được niên hiệu 159
Tổng cộng: 797
Bia thời Nguyễn có số lượng vượt trội so với thời Lê Trung hưng và Tây Sơn, chiếm tỷ lệ (84,2%) tổng số thác bản. Nhiều nhất vẫn là bia thời Bảo Đại (245 bia), sau là thời Tự Đức (113 bia), Thành Thái (92 bia), Khải Định (62 bia), Duy Tân (46 bia), ít nhất là thời Triệu Trị, Minh Mệnh và Gia Long, Kiến Phúc (từ 1 đến 17 bia). Có 3 niên hiệu không tìm thấy văn bia nào, đó là: Dục Đức, Hiệp Hoà, Hàm Nghi.
Ngoài những bia xác định được niên đại, những bia không xác định được niên đại cụ thể chiếm số lượng khá lớn (159 bia).