Phân bố theo loại hình di tích

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của đời sống thị dân Thăng Long - Hà Nội (Qua khảo sát Văn bia (Trang 44)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Phân bố theo loại hình di tích

Trong tổng số 157 di tích đã khảo sát, số lượng văn bia tập trung tại các cơ sở thờ tự không đồng đều và phụ thuộc vào từng loại hình di tích ở mỗi địa phương.

Bảng 1.22. Phân bố văn bia theo loại hình di tích tại các quận hiện nay (đơn vị tính: văn bia)

Quận Tổng số văn bia Đình Đền Miếu Chùa Phủ/ Quán Nhà thờ Loại khác Ba Đình 175 29 16 0 130 0 0 Tây Hồ 164 14 2 13 128 1 6 Cầu Giấy 29 14 2 0 13 0 0 Hai Bà Trưng 144 10 4 0 130 0 0 Hoàn Kiếm 177 45 52 4 74 2 0 Đống Đa 258 29 2 0 145 0 82 Cộng 947 141 78 17 620 3 6 82 Tỷ lệ (%) 100 14,9 8,2 1,8 65,5 0,3 0,6 8,7

là Hoàn Kiếm (177 bia), Ba Đình (175 bia), Tây Hồ (164 bia), Hai Bà Trưng (144 bia), quận Cầu Giấy chỉ có phường Nghĩa Đô thuộc giới hạn đề tài (29 bia).

Văn bia tại các chùa vẫn chiếm số lượng ưu thế, với 88 ngôi chùa, tổng cộng 620 văn bia (chiếm 65,5%). Từ con số liệu trên có thể thấy, Phật giáo có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt.Quận Đống Đa là địa bàn có số lượng văn bia chùa nhiều nhất (145 bia), tiếp sau là Hai Bà Trưng và Ba Đình đều có số lượng bia chùa bằng nhau (130 bia), Tây Hồ (128 bia), Hoàn Kiếm (74 bia), Cầu Giấy (13 bia).

Loại hình di tích đình có 141 bia (chiếm tỷ lệ 14,9%). Quận Hoàn Kiếm có số lượng văn bia đình nhiều nhất (45 bia), Ba Đình, Đống Đa (29 bia), Tây Hồ, Cầu Giấy (14 bia), Hai Bà Trưng (10 bia).

Tiếp sau là loại hình đền có 78 bia (chiếm tỷ lệ 8,2%), miếu: 17 bia (chiếm 1,8%), sau cùng là nhà thờ (6 bia), phủ, quán (3 bia).

Văn Miếu là loại hình di tích đặc biệt hơn so với các loại khác, bởi đây là trung tâm giáo dục, khoa cử của cả nước trong gần 8 thế kỷ, vì vậy bia Văn Miếu chiếm số lượng lớn (82 bia).

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của đời sống thị dân Thăng Long - Hà Nội (Qua khảo sát Văn bia (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)