Hệ thống chợ trong các khu phố nghề

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của đời sống thị dân Thăng Long - Hà Nội (Qua khảo sát Văn bia (Trang 114)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Hệ thống chợ trong các khu phố nghề

Hà Nội xưa gọi là Kẻ Chợ, nghĩa là nơi hội tụ các ngành nghề, là nơi họp chợ, đáp ứng nhu cầu của Kinh đô là thị trường to nhất nước ta ngày ấy [30]. Chợ Thăng Long bao gồm một mạng lưới thương nghiệp lớn nhỏ rải rác khắp đô thành. Mật độ chợ dày đặc nhất là chốn mà nay ta gọi “khu phố cổ”. Chợ ở Hà Nội cổ đã xuất hiện từ rất sớm. Năm 1035, Vua nhà Lý “Mở

chợ Tây Nhai với hành lang dài” (ở vào quãng chợ Ngọc Hà). Cũng thời

gian này, “Vua Thái Tông cho mở chợ về Cửa Đông (quãng phố Hàng Buồm

ngày nay), hàng quán chen chúc sát đến bên đền Bạch Mã, rất huyên náo”.

Trong thế kỷ XVII – XVIII, mạng lưới chợ ở Thăng Long đã phát triển mạnh mẽ. Vì là nơi đô hội của bốn phương, có nhiều phố xá nên mật độ các chợ ở đây dày đặc hơn ở các nơi khác, nhất là tại khu 36 phố phường buôn bán tập trung.

Địa điểm họp chợ ở Thăng Long – Hà Nội thường được lập nên ở những nơi công cộng, thuận tiện cho việc giao thông, đi lại như: các cửa ô,

cửa thành và hai bên bờ sông Tô Lịch. Phạm Đình Hổ nhớ lại quang cảnh chợ phiên Bạch Mã cuối thể kỷ XVIII: “… Là một chợ buôn bán tấp nập

huyên náo. Những quân trộm cắp hay thừa cơ cướp giật, có khi thò tay vào túi người ta móc lấy hết cả. Có khi chúng cố ý làm chợ ồn ào, đổ xô nhau mà chạy để rồi cắp bọc quần áo người ta hoặc khuân đồ vật hàng hóa” [11].

Ngoài những nơi kể trên (cửa ô, cửa thành, bờ sông) còn phải kể đến một số lượng lớn các chợ lưu động, chợ bán các sản phẩm thủ công truyền thống của các phố nghề trong khu 36 phố phường hoặc những chợ không tên của Thăng Long – Hà Nội, ở đó những người buôn bán rong, vặt vãnh dọc theo các đường phố, những ngã ba, ngã tư, những khoảng đất trống… tóm lại, là ở tất cả mọi nơi có người qua lại, ngồi bán hàng không cần hàng quán. Đây là cảnh một chợ loại đó và những năm 80 của thế kỷ XIX: “Việc

thành lập một cái chợ không tốn kém gì cả, mà chỉ cần đến thời tiết tốt. Người nông dân ngồi ngay xuống đất, trên đường phố, hàng hóa để trong một vuông vải hay trong một cái làn, thậm trí trên đất bụi, nếu như họ không sợ làm hư hỏng loại hàng đó” [53, tr.286].

Để có nơi tiêu thụ, bán các sản phẩm thủ công sản xuất ra, những người thợ thủ công ở Thăng Long đã liên kết lại và lập những khu phố riêng để bán những mặt hàng đó.Một người châu Âu đến Thăng Long thế kỷ XVI đã nhận xét: “Trong thành phố này, mỗi thứ hàng có phố qui định riêng

để bán, y hệt kiểu các công ty hay hợp tác ở các thành phố châu Âu” [54].

Văn bia nói về những chợ bán đồ thủ công rất ít, chỉ tìm thấy một vài bia nói về các chợ này, như: chợ Tú Đình bán đồ thêu của dân Quất Động, chợ đình Đồng Lạc bán đồ tơ lụa (phố Hàng Đào), chợ Hoa Lộc bán sản phẩm của nghề nhuộm của dân Đan Loan, phố chợ Kim Ngân bán đồ vàng bạc…

Bia Đan Loan Hoa Lộc thị bi kí (丹 鑾 花 祿 市 碑 記), tại đình Hoa Lộc cho biết: từ thời Lê Vĩnh Thịnh (1705-1719), những người dân xã

Đan Loan đã lập chợ Hoa Lộc để bán sản phẩm của nghề nhuộm: “…Dân

làng tụ họp ở nơi phồn hoa như thế nên đặt tên là chợ Hoa Lộc, gọi đình là Hoa Lộc đình, làng ta có chợ, chợ ta có đình, như vậy đã từ lâu lắm rồi. Làng có lệ làng, chợ có lệ chợ…” [48, tr.361-362].

Bia Tú Đình trùng tu bi kí (秀 庭 重 修 碑 記), niên hiệu Bảo Đại (1933) tại đình Tú Thị cho biết những người thợ thêu của làng Quất Động di cư ra Thăng Long đã lập chợ Tú Đình ở phố Hàng Mành để bán sản phẩm thêu truyền thống: “…tại phố Hàng Mành, thành Thăng Long có chợ

Tú Đình”. Bia Bản nghệ cúng đề bi kí đã liệt kê các hội chủ của chợ Tú Đình đã bỏ tiền công đức để trùng tu đình Tú Thị thờ tổ nghề thêu: “Chợ

Tú Đình, thôn Yên Thái, Hà Nội sửa từ vũ. Các vị công đức bản nghệ cúng tiến tiền của…” (ghi tổng cộng 26 người đã bỏ tiền sửa từ vũ).

Có một loại chợ mang hai chức năng: thương mại và tín ngưỡng, đó là những ngôi đình vừa mang chức năng tín ngưỡng thờ Thành hoàng, thờ tổ nghề, vừa mang chức năng là chợ để bán đồ thủ công vào những ngày phiên, như chợ đình Đồng Lạc chẳng hạn. Tại đình Đồng Lạc, số 38 - Hàng Đào (trụ sở của Ban quản lý Phố cổ Hà Nội) hiện còn một bia cho biết tại phố này xưa có một ngôi đình chợ bán yếm lụa từ thời Lê do vợ chồng một thương nhân đứng ra xây dựng: “Đình Chợ bán yếm lụa do Hiệu chủ

Nguyễn Công Trung và vợ là Lê Thị Từ Thiết đứng ra xây dựng từ đời Lê, qui mô rộng rãi, nhưng vì chiến tranh, đình bị phá huỷ. Về sau ông Hà Đình Nguyễn Cảnh Thê đứng ra lo việc trùng tu ngôi đình”.

Như vậy, chợ bán mặt hàng thủ công của những làng nghề, phố nghề được lập lên bởi những phường hội nghề để trao đổi, giao thương những sản phẩm do chính họ làm ra. Những chợ này vốn nhỏ và chỉ bán những mặt hàng mang đặc trưng của làng nghề đó và nó mang chất “chợ làng”,

kinh tế tiểu thủ công buôn bán nhỏ lẻ, manh mún, tự túc - một đặc điểm cơ bản của kinh tế Thăng Long – Hà Nội qua nhiều thế kỷ tồn tại.

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của đời sống thị dân Thăng Long - Hà Nội (Qua khảo sát Văn bia (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)