Luật pháp

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của đời sống thị dân Thăng Long - Hà Nội (Qua khảo sát Văn bia (Trang 102)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Luật pháp

Văn bia ghi chép về luật pháp và những qui định của làng xã chủ yếu là những bia dạng hương ước, khoán ước tại các di tích. Có một tấm bia tại di tích cửa Ô Quan Chưởng (phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm) khắc lệnh cấm của tổng đốc Hà Ninh ra lệnh cho các đội quân canh phòng ở nơi

quan yếu không được sách nhiễu dân chúng, đó là bia Thân cấm khử tệ (申 禁 除 幣) (Lệnh cấm trừ tệ). Lý do phải khắc lệnh vào bia đá là từ cuối thế kỷ XIX (thời Tự Đức), thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, kinh thành hỗn loạn, bọn trộm cướp nổi lên khắp nơi, cửa ô Quan Chưởng là nơi có số lượng người lưu thông vào trong thành lớn, bọn trộm cắp hoành hành, khiến dân chúng bất bình, phẫn nộ. Năm Tự Đức 34 (1881), quan Tổng đốc Hà Nội lúc đó là Hoàng Diệu đã cho khắc lệnh cấm các tệ nạn, sách nhiễu dân chúng lên tấm bia gắn lên cửa ô để dăn đe mọi người: “Nay căn cứ các

thân sĩ, các hộ dân phố trong hạt bẩm lên, thì hạt ấy nguyên là người tứ chiếng tụ tập lại ở chung, không có hương ước. Lý dịch các thôn, phường có khi dung dưỡng bọn vô lại, cho chúng ứng trực ở điếm canh, chẳng những chúng tuần hành bất lực mà khi nhà dân có việc đưa ma, chôn cất, bọn chúng đóng ở các nơi trong hạt đều sách nhiễu tang gia, …bắt ép giá cả, ai không chịu thì chúng cản trở việc tống táng.

Lại như bọn ở trại Dưỡng Tế, nhân các buổi cưới xin, tang tế, tụ tập nhau lại, nhũng nhiễu các phố và thường ngày ra các thuyền bè ngoài bến sông cùng các hàng vặt ở chợ lộng hành ăn cắp, cướp giật. Tệ hơn nữa, đến cuối năm, vào nhà người ta đòi dăm, ba quan, không đưa thì sinh sự, vu vạ…Cứ theo mọi nhẽ trong lời bẩm thì bọn lý dịch trong hạt đó ngày thường không khỏi có thông đồng, dung túng bọn phu điếm và không nghiêm cấm bọn Dưỡng Tế, để đến nỗi sinh tệ đã thành thói quen, thật là đáng ghét, cần phải nghiêm cấm”.

Trước tình hình đó, để vỗ về dân chúng, ổn định trật tự, trị an cho Hà Nội, quan Tổng đốc đã giao trách nhiệm cho quan lại địa phương phải có biện pháp dẹp yên sự nhũng nhiễu của bọn nha dịch: “Vậy sức cho phải

phố cùng tổng lý trong hạt trừng trị bọn phu điếm canh cùng bọn trại Dưỡng Tế. Từ nay về sau, ai nấy phải chiếu theo mà làm cho thoả đáng, không được sách nhiễu. Nếu như sau khi đã nghiêm sức rồi mà chỗ nào hãy còn tình tệ như cũ, phát giác được thì trừ bọn can phạm cùng tổng lý bị trừng trị nặng, huyện nha sở tại cũng khó mà chối cãi được lỗi của mình. Việc này quan trọng, vì dân trừ tệ, phải cẩn thận…Tờ nghiêm sức trên đây, giao cho viên quan huyện Thọ Xương kiêm trông coi việc huyện Vĩnh Thuận, họ Nguyễn chiếu theo đó thi hành”.

Như vậy, về mặt văn bản chính thống, thì đây là văn bản duy nhất của người đứng đầu tỉnh Hà Nội được khắc thành bia đá để trấn chỉnh các quan viên địa phương nhằm ổn định trật tự xã hội, xoá bỏ những tệ nạn ở Hà Nội.

Một số bia thời kì này cũng nói lên tình trạng xã hội rối ren, trộm cắp nổi lên nhiều nơi, như bia Lương Ngọc vọng từ kí (梁 玉 望 祠 記), niên hiệu Khải Định 3 (1918) tại đình Lương Ngọc (phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm) cho biết thêm: “khoảng thời Tự Đức, đường thuỷ thường xảy

ra trộm cướp, nên những người dân quê chính ở xã Lương Ngọc, tổng Ngọc Cục, huyện Năng Du, phủ Bình Gia, tỉnh Hải Dương đã phải xây dựng ngôi đền Lương Ngọc ở thôn Hội Vũ làm nơi thờ vọng Thành hoàng của làng mình”.

Làng xã vốn là đơn vị hành chính thấp nhất. Để duy trì trật tự, kỷ cương của cuộc sống, mỗi làng hay phố đều xây dựng những hương ước riêng để duy trì mọi hoạt động thường ngày. Hương ước, khoán ước do địa phương soạn và trình lên trên xét duyệt để cùng thực hiện.

Giáp Đan Loan, phố Hoa Lộc, quê vốn ở Bình Giang, Hải Dương di cư lên Hà thành làm ăn đã mua đất tư để dựng ngôi đình thờ vọng Thành

hợp với cuộc sống chốn kinh kỳ, giáp này đã cho sửa lại khoán ước của làng. Bia Đan Loan Hoa Lộc thị bi kí (丹 鑾 花 祿 市 碑 記), niên hiệu Vĩnh Hựu 2 (1736) đã chép: “Làng có lệ làng, chợ có lệ chợ, giúp đỡ lẫn

nhau, bảo vệ cho nhau, phong tục thuần mỹ, không có gì phải bàn cãi. Nhưng đời càng về sau, phong tục ngày càng tiến, khác xa thời xưa. Theo như lệ cũ, nhiều điều rườm rà, nặng nề, rất là vô ích. Huống gì ngày nay gặp buổi văn minh, mọi việc cần chú trọng nhiều hơn đến lợi ích chung, lẽ nào cứ trầm lặng, cam lòng làm những điều hủ lậu ư?”.

Giáp này qui định nếu người nào từ 50 đến 60 tuổi đã nộp lệ làng thì được khắc vào bia đá, đồng thời qui định việc quản lý ngôi nhà của giáp mua trong chợ.

Phố Hàng Bạc, xưa gọi là phố chợ Kim Ngân, vốn chuyên làm nghề vàng bạc vẫn còn ngôi đình Kim Ngân thờ ông tổ nghề kim hoàn hiện vẫn lưu giữ được bản Tục lệ của phường thợ kim hoàn, soạn năm Giáp Dần, niên hiệu Cảnh Thịnh 2 (1794) dưới thời Tây Sơn, sau đó được bổ sung và in lại vào thời Nguyễn. Đây là một trong số ít tài liệu về tục lệ của một phường thợ có niên đại khá sớm ở Thăng Long [37, tr.49], bản tục lệ gồm 58 điều qui định các tập tục của phường thợ kim hoàn liên quan đến các lễ tiết chung của phố như: lễ tế đêm giao thừa, tết Nguyên Đán, lễ khai hạ, lễ cầu phúc và tục hát cửa đình. Tiếp đến là các hoạt động chung của ngôi thứ trong phố như khao vọng, khuyến khích việc học, quan dịch, tang ma, cưới xin, chống trộm cắp….

Điều đặc biệt của bản tục lệ này là qui định về thu tiền từ doanh thu các lò đúc bạc, vàng và sự buôn bán vàng bạc cho quĩ chung của phố chợ. Điều 43, 44, 46, 47 qui định: “Lệ về thu tiền đúc bạc để lấy tiền làm lễ hội

vào tháng 4, hễ trong phố có ai nhận đúc vàng, mỗi lượng thu 36 văn tiền (thu từ 5 tiền chở lên). Vàng mỗi hốt không kể tốt xấu thu tiền 30 văn.

Người ngoài ngụ cư ở phường thì thu một nửa. Nếu việc chi dùng còn thiếu thì thu thêm.

Hàng năm làm vàng cống phẩm phải mua nguyên liệu nấu, không cứ nhiều ít mà chia làm 3 loại: thượng toát và lão phụ miễn dịch thu một phần, từ trùm bàn trở xuống thu một phần rưỡi, còn nửa phần thì nam nữ ngoài phố cùng chịu…”

Điều 52 của phố chợ qui định: “Nghề riêng của phố ta là của báu quốc gia, từ trước đã thành khuôn thước, phải giữ phép phụng sự việc công không thể xem nhẹ. Nếu có ai nhộn nhạo, xem thường phép tắc, bản phố tra xét mà đúng thì sẽ bị phạt 1 con trâu giá 5 quan tiền hoặc viên nào đi tra xét có ý thiên lệch cũng bị phạt như trên”.

Các tục tập của các phường hội trong phố, về cơ bản các điều khoản như tế lễ, khao vọng, tang ma, cưới xin, các ngày lễ ở đình trong năm đều giống với các làng quê. Điều khác biệt của các khoán ước, hương lệ ở các phường nội đô là không thấy liên quan đến sản xuất nông nghiệp và ruộng đất, mà chỉ liên quan đến những việc sản xuất, buôn bán. Đó cũng là điểm khác biệt giữa đô thị và nông thôn, bởi nông thôn cuộc sống cộng đồng gắn chặt tình làng nghĩa xóm đều liên quan đến sản xuất nông nghiệp, ruộng vườn, nhưng ở thành thị thì tổ chức theo các phường hội buôn bán. Do đó mọi công việc chung phải lập thành lệ để phù hợp với cuộc sống nơi đô thị. Khoán lệ phường Hà Khẩu được lập năm Minh Mệnh 3 (1822) [27, tr.610] (nay thuộc phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm) trong bài tựa đã viết: “Phường ta nằm ven phố, không như ở các thôn làng khác cùng chung

giếng, chung khe. Phàm có việc gì đều dựa vào lễ tục để giải quyết, để lâu sẽ không xong…”.

Thôn Tân Khai là thôn mới được lập vào đầu thế kỷ XIX trên cơ sở nhà Nguyễn thu hẹp thành Thăng Long của nhà Hậu Lê, khu đất trống đó

鄉 會 同 碑), niên hiệu Bảo Đại Canh Ngọ (1930) đã đề ra những qui ước để cai quản những việc trong làng “…Nguyên dân ta từ xưa vẫn thường đặt

các ông chức dịch để trông coi việc dân sự. Trong đó, cũng có người còn thủ cựu đòi sửa lại tục lễ cho chính đáng, nên lắm khi xảy ra những sự không được tốt đẹp. Nên đến ngày 24 tháng 10 năm 1927, quan Đốc lý Thành phố Hà Nội chuẩn cho dân lập một ban hội đồng, bầu trong dân những người có tư cách và giàu có, tác phong nhanh nhẹn, cử làm chức trách hội đồng, thư ký và thủ quỹ để đại biểu cho dân quyền cải lương dân tục và cai quản đình chùa, được lựa chọn dùng hay bỏ các sư và từ. Những việc trong làng nhất nhất do ban hộ đồng chiếu theo nghị định thi hành”.

Nếu như ở nông thôn, mọi quan hệ làng xóm gắn kết nhau bởi tình làng nghĩa xóm trong phạm vi hẹp là luỹ tre làng thì ở thành thị, do đặc điểm của quan hệ kinh tế hàng hoá, mọi quan hệ đều phải dựa vào lễ tục, khoán ước qui định cụ thể để thực hiện.

Có thể còn rất nhiều văn bản phản ánh về khía cạnh pháp luật ở Thăng Long - Hà Nội mà chúng ta chưa có điều kiện tiếp xúc, nhưng từ những ghi chép qua văn bia và khoán ước, tục lệ… phần nào đã cho thấy tình hình chính trị của xã hội đương thời, những qui ước của cuộc sống đô thị, sự khác biệt trong đời sống pháp luật giữa thành thị và nông thôn.

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của đời sống thị dân Thăng Long - Hà Nội (Qua khảo sát Văn bia (Trang 102)