Sinh hoạt văn hoá cộng đồng

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của đời sống thị dân Thăng Long - Hà Nội (Qua khảo sát Văn bia (Trang 77)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Sinh hoạt văn hoá cộng đồng

Sinh hoạt văn hoá cộng đồng là hình thức không thể thiếu đối với mọi xã hội. Sinh hoạt văn hoá cộng đồng phản ánh những nét đặc trưng của văn hoá vùng miền tạo nên sắc thái riêng biệt. Hát ca trù vốn được coi là loại hình sinh hoạt văn hoá tinh thần đặc sắc của người dân Thăng Long. Ca trù thường được hát trong những dịp như ngày đầu xuân, lễ tế thần linh, hội làng, vì vậy hát ca trù còn được gọi là hát cửa đình.

Chỉ tìm thấy 01 văn bia ghi về tục xướng hát ca trù ở Thăng Long - Hà Nội, đó là bia “Xướng trù bi kí”5 (唱 廚 碑 記), tại đình Nghè (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy) ghi lại sự việc hai thôn Tiên Thượng và Trung Nha họp bàn qui định lại việc xướng hát ca trù tại ngôi đình

chung của hai thôn để cầu thần linh cho quốc thái dân an. Văn bia cũng cho biết việc hát ca trù tại đình có giáo phường đứng ra tổ chức, đăng cai. Tiền hát của các đào kép do giáo phường thu của quan nha dịch địa phương rồi chi trả cho đào kép. Tuy nhiên, do không được trực tiếp đứng ra thu tiền nên họ thường bị bớt xén rất nhiều: “Không hiểu sao người đứng đầu giáo

phường theo tục cũ mở hội, tự ý chuyên quyền muốn rằng trong số tiền hát xướng, chia ra lấy một nửa, những người đào kép tỏ ra rất bực bội. Hàng năm, đến ngày vào hội, thường thấy thiếu người làm việc. Vĩ lẽ đó, hai thôn Tiên Thượng, Trung Nha ở Thượng Đình gồm các quan viên trên vào ngày… tháng… năm Giáp Ngọ, Giáo Phường giáp, Đông Hạ xã, Hồng Đô….cùng với các ông Đông Hoàng, Đông Bách Tuế, Đông Cốt, Đông Túc Lộc, Đông Đệ Nhất, Đông Trường Cửu, Đông Tâm, Đông Hội, Đông Phú Túc, Đông Nhân cùng toàn giáp bị quan dịch phiền hà nhiều, lại có lệ cũ của tổ tiên, dấu cũ ở Thượng Đình xã Nghĩa Đô, có người bèn xây dựng sửa chữa miếu đình, để tục lệ được khai thông”.

Tại đình Kim Ngân (phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm) còn lưu giữ được một bản “Kim Ngân thị tục lệ” (金 銀 市 俗 例) viết tay bằng chữ Hán, niên hiệu Cảnh Thịnh 2 (1794) và được bổ sung vào thời Nguyễn có ghi chép về việc xướng hát ca trù tại cửa đình: “Ngày 16 tháng 02 năm

Minh Mệnh 18 (1837), toàn dân phố trên dưới hội họp bàn về lễ xướng ca luân phiên làm cỗ…”[37, tr.49].

Về cơ bản, sinh hoạt văn hoá cộng đồng ở Thăng Long cũng như ở các làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hát ca trù là một hoạt động văn hoá truyền thống diễn ra tại đình làng, cầu mong cho đất nước được bình an. Qua đây có thể thấy tầng lớp đào kép là những người có địa vị xã hội thấp kém, luôn bị chèn ép, thiệt thòi dưới xã hội phong kiến.

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của đời sống thị dân Thăng Long - Hà Nội (Qua khảo sát Văn bia (Trang 77)